133
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Weak identification test (Cragg-
Donald Wald F statistic)
[Stock-Yogo weak ID test critical
values at 10%]
3.0e+04
[19.93]
45.221
[13.43]
3.0e+04
[19.93]
45.221
[13.43]
Hansen J statistic (over-
identification test of all
instruments)
[p-value trong ngoặc]
0.004
[0.9515]
1.151
[0.2833]
0.017
[0.8968]
1.202
[0.2729]
Excluded Instruments
Trade relationship, certification of
exporting products and Average days take
to get clearance custom in Vietnam
Chú thích: sai số chuẩn đuọc đặt trong ngoặc, *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1, TFP và LP là biến độc lập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động xuất khẩu và các nhóm thị trường xuất khẩu khác nhau
(thị trường các nước phát triển và đang phát triển) không có ảnh hưởng lên năng suất của DNVVN.
Kết quả nghiên cứu này đồng nhất với các nghiên cứu thực nghiệm cùng đề tài như Kox and Rojas-
Romagosa (2010) và Eliasson et al. (2012), Pisu (2008), cho các doanh nghiệp Hà Lan và DNVVN
của Thuỵ Điển, và Bỉ. Có thể có hai lý do để giải thích cho kết quả này. Thứ nhất, công nghệ ở các
nước phát triển có thể quá tiên tiến hiện đại đối với các DNVVN của Việt Nam, yếu tố mà có thể
rất tốt cho các doanh nghiệp lớn, nhưng đối với các DNVVN thì không đủ năng lực về tài chính,
vốn, và công nghệ để cập nhập và tiếp cận với công nghệ này. Thứ 2, DNVVN thường đối mặt với
những khó khăn về vốn và nguồn lực (Rand and Torm 2012). Kết quả là hầu hết các DNVVN chỉ
tập trung sử dụng lao động giá rẻ và cạnh tranh về giá rẻ hơn là đầu tư vào hoạt động đổi mới, áp
dụng công nghệ mới, đầy tư nghiên cứu và phát triển còn thấp, chỉ chiếm từ 0.2% đến 1.2 % (số
liệu từ CIEM). Do đó, nhìn chung xuất khẩu không giúp cho DNVVN tiếp thu các kiến thức mới,
công nghệ và năng lực quản lý để tăng năng suất.
Đối với các biến khác, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, trong khi các yếu tố về chất lượng nguồn
nhân lực như trình độ học vấn của cấp quản lý, trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của ngừoi lao
động, tỷ lệ người lao động có trình độ từ đại học cao đẳng trở lên, hoạt động đào tạo huấn luyện và
sự hỗ trợ của nhà nước (hỗ trợ tài chính, chương trình đào tạo nhân lực, chương trình chuyển giao
cải tiển công nghệ), có tác động đồng biến tích cực lên (TFP và LP) năng suất. Ngược lại, cường
độ vốn (vốn trên lao động) và tuổi của doanh nghiệp tác động không đồng biến lên năng suất của
DNVVN. Điều này có thể giải thích là những công ty trẻ mới thành lập có xu hướng sử dụng những
công nghệ mới hơn, và linh hoạt hơn trong việc cập nhập và ứng dụng công nghệ mới, quá trình
sản xuất mới. Tương tự, cường độ vốn tăng lên 1% thì năng suất giảm 0.193%, điều này có thể là
do DNVVN thuê nhiều lao động nhưng chất lượng và trình độ còn thấp, chưa sử dụng được hiệu
quả của vốn.
6. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả nghiên cứu, chính phủ nên tập trung vào những vấn đề sau: tập trung vào các chính
sách nhằm tăng cường đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực, kể
cả người lao động và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp thay vì các chính sách khuyến khích
DNVVN tham gia vào xuất khẩu. Thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư cho
nghiên cứu phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tài chính, công nghệ, và chương
trình đào tạo...Hơn nữa, chính phủ nên tập trung vào tầm quan trọng của hoạt động đổi mới, sản