152
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Trần Thị Vân Anh, (2016), trên tạp chí Tài chính với bài Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc, chỉ ra mô hình hệ sinh thái tại Hàn Quốc là xây dựng một môi
trường tập hợp nhiều tác nhân có quan hệ một cách hữu cơ với nhau nhằm giúp cùng nhau phát
triển. Tác giả cũng chỉ ra cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi khởi nghiệp như chính sách
tiêu chí đánh giá doanh nghiệp khởi nghiệp khác doanh nghiệp thông thường, đặc biệt chính sách
về vốn cho các startup.
Tác giả Quách Thuyên Nhã Uyên, (2017), tạp chí khoa học đại học Thủ dầu một với bài Tìm
hiểu những rào cản về tính an toàn và tính ổn định trong xu hướng khởi nghiệp của doanh nhân trẻ.
Tác giả chỉ ra hai nhân tố ảnh hưởng đến xu hưởng khởi nghiệp là tính an toàn, bởi sinh viên ưa
thích tìm kiếm việc làm với tiền lương hơn là bắt đầu với hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều
rủi ro và thất bại; và yếu tố thứ hai là tính ổn định, nguyên nhân là do sinh viên chịu ảnh hưởng của
truyền thống, gia đình những người đi trước với lối tư duy cũng rất truyền thống. Vì các yếu tố đó
mà sinh viên thường chọn con đường là đi học để đi làm thuê hơn là đi làm chủ.
Nguyễn Thanh Huyền, Trần Hoài Nam, (2016), Khơi dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tác giả chỉ ra khó khăn cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi huy động vốn, từ đó khuyến nghị một
số giải pháp giúp các startup huy động vốn như: đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ cho doanh
nghiệp khởi nghiệp; xây dựng thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phan Anh Tú, Trần Quốc Huy, (2017), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Nhóm tác giả sử dụng mô
hình mở rộng của Ajzen (1991) xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp là: Thái độ cá
nhân; Quy chuẩn chủ quan; Kiểm soát nhận thức hành vi; Đặc điểm tính cách; Giáo dục và Nhân
khẩu học. Với phương pháp phân tích định lượng tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa Giáo dục tác động
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Giáo dục về khởi nghiệp giúp sinh viên trang bị kiến thức trở
thành doanh nhân, được học hỏi kinh nghiệm của doanh nhân thành công, được cung cấp kiến thức
lập kế hoạch kinh doanh để sinh viên tự tin thực hiện hoài bão của mình.
Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và Mai Võ Ngọc Thanh, (2016), Các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại
học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ. Nhóm tác giả kiểm định năm nhân tố tác động đến ý định khởi
sự doanh nghiệp: Giáo dục; Quy chuẩn chủ quan; Kinh nghiệm làm việc; Thái độ và sự đam mê
kinh doanh; Nguồn vốn; Sự sẵn sàng kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn nhân tố tác động
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên là: Thái độ và sự đam mê; Sự sẵn sàng kinh doanh;
Quy chuẩn chủ quan và nhân tố Giáo dục.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Nhóm tác giả thực hiện khảo sát 470 sinh viên đang theo học tại 2 trường đại học ngoài công
lập trên địa bàn tỉnh có số lượng sinh viên đông nhất, đó là: Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương,
Đại học Bình Dương. Hai trường đại học này không thuộc nhóm trường đại học trong đề án 2513
của UBND tỉnh về hỗ trợ đề án “hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025”. Số lượng mẫu chia đều cho 2 trường với sự khảo sát ngẫu nhiên với đối tượng sinh viên
năm thứ nhất, thứ hai và thứ 3.
Qua khảo sát về mong muốn khởi nghiệp và không mong muốn khởi nghiệp thì có tới 436 lượt
chiếm 91,0%, số còn lại không muốn tham gia khởi nghiệp chiếm 9,0%. Số lượng sinh viên có ý
tưởng kinh doanh chiếm đại đa số với 89%, còn lại là chưa có ý tưởng khởi nghiệp. Những người
có ý tưởng khởi nghiệp đều mong muốn sớm khởi nghiệp. Nhưng qua câu hỏi mở về khái quát ý
tưởng của mình thì các ý tưởng thiếu yếu tố công nghệ, sự đổi mới còn hạn chế chỉ là sự khởi sự
hoạt động kinh doanh. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy có đến 134 lượt sinh viên đã từng khởi
nghiệp,chiếm 28%, nhưng đều thất bại.