154
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
dưới 10% cho là không cần thiết. Những yếu tố về kiến thức được chú trọng là: thị trường kinh
doanh, lập kế hoạch kinh doanh hay yếu tố vận hành mô hình kinh doanh. Họ đều cho rằng có ý
tưởng là cần thiết nhưng để thành công thì cần hoạch định cụ thể các công việc kinh doanh chi tiết
cho từng gia đoạn, xác định phân khúc thị phần sản phẩm của dự án, cũng như tổ chức sản xuất kinh
doanh hiệu quả để đạt được kế hoạch đề ra. Sinh viên được hỏi đều trả lời rằng họ cần được trang
bị những kiến thức này thì giúp họ tránh những thất bại khi khởi nghiệp.
Với các kỹ năng đưa ra khảo sát: Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng
thuyết trình nói trước công chúng ; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng quản lý và Kỹ
năng làm việc nhóm. Trên 40% đều cho rằng các kỹ năng này là cần thiết, trong đó kỹ năng đàm
phán, quản lý và lãnh đạo được cho là rất cần thiết. Những kỹ năng này với một start up là sinh viên
ngành quản trị kinh doanh, tài chính thì được trang bị kiến thức nền tảng, còn sinh viên các ngành
kỹ thuật hay công nghệ thông tin và ngành khác thì kỹ năng này hạn chế nhất định.
Trong đề án 2513 của UBND tỉnh Bình Dương đã đề cập sự cần thiết đưa nội dung đào tạo về
các phương pháp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho đối tượng học sinh, sinh viên và thanh niên
trên địa bàn tỉnh. Trong chương trình này, cần có trang bị kiến thức cơ bản như: thiết lập và thẩm
định dự án đầu tư, tài chính DN, quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, tín dụng ngân hàng …
Điều kiện về kinh tế xã hội được các startup sinh viên quan tâm. Họ rất cần có được chính sách
ưu đãi, điều này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Tư, (2016), rằng cần có cơ chế, chính sách
hỗ trợ đặc biệt cho DN khởi nghiệp. Hơn nữa, đối với các startup sinh viên thì cần có cơ chế đặc
thù hơn nữa như chính sách về trang bị kiến thức, chính sách về tuyển chọn đưa vào vườn ươm,
chính sách đăng ký thành lập DN, chính sách ưu đãi thuế phí, thủ tục hành chính, chính sách thuận
lợi về huy động vốn…Bởi nhìn chung những startup sinh viên chỉ có ý tưởng và kiến thức và họ
cần hỗ trợ nhiều thứ.
Sự hỗ trợ về tài chính và phi tài chính
Trong phần thăm dò về hỗ trợ tài chính, với 38% sinh viên khảo sát cho rằng cần có sự hiện
diện của quỹ đầu tư mạo hiểm, bên cạnh đó 41% cho rằng cần thiết cung cấp các dịch vụ tài chính
đa dạng. Trong khi đó 37% sinh viên khảo sát thấy cần có sự hỗ trợ lãi suất khi vay vốn tài trợ cho
các dự án khởi nghiệp.
Các hỗ trợ phi tài chính khác cũng được cho là cần thiết, đặc biệt hơn 60% các startup sinh viên
mong muốn được tham gia các khóa học ngắn hạn-dài hạn đào tạo khởi nghiệp và mong muốn được
gặp gỡ các chuyên gia để học hỏi kinh nghiệm về khởi nghiệp. Họ nhận thấy được kinh nghiệm
thực tiễn trong kinh doanh có vai trò quan trọng, điều này họ không thể học trên giảng đường đại
học, mà chỉ có thực tiễn mới cho họ bài học bổ ích. Để hạn chế lỗ hổng kinh nghiệm thì họ cho
rằng hãy học hỏi từ người đi trước – những người khởi nghiệp thành công hoặc cả những người
khởi nghiệp thất bại. Ngoài ra 47% đồng ý với sự cần thiết hỗ trợ từ các trường đại học. Điều đó,
sinh viên mong muốn nhà trường không chỉ trang bị kiến thức mà còn tạo điều kiện trong học tập
và trong khởi nghiệp, hỗ trợ cách đánh giá, sắp xếp thời khóa biểu học tập, mở các lớp chuyên đề
hay các cuộc thi khởi nghiệp để họ có thể trau dồi nhiều hơn kiến thức.
Qua khảo sát thực trạng về đánh giá các yếu tố cần thiết cho khởi nghiệp thì tác giả thấy rằng
muốn khởi nghiệp thì chấp nhận mạo hiểm và rủi ro, sẵn sàng đứng lên làm lại. Phần lớn sinh viên có
ý định khởi nghiệp đều cho rằng kiến thức và kỹ năng là rất cần thiết trong khởi nghiệp và họ rất cần
sự hỗ trợ về tài chính và phi tài chính để khởi sự và vận hành hoạt động kinh doanh của các startup.
Trước thực trạng đó, nhóm tác giả cần có kiến nghị như sau:
1. Chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh.
Chính sách pháp luật của nhà nước cũng như của địa phương là một trong 10 yếu tố cấu thành