156
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
2. Tạo ra môi trường khởi nghiệp tốt
Môi trường khởi nghiệp tốt là ở đó các chủ thể trong hệ sinh thái hoạt động trong mối quan hệ
hữu cơ với nhau: Sinh viên khởi nghiệp – vườn ươm – nhà đầu tư – trường đại học – Nhà nước –
Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đối với chủ thể chính là sinh viên khởi nghiệp luôn tạo “không khí” khởi nghiệp tại các trường
đại học, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập. Các trường đại học tổ chức trang bị
kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên. Thường xuyên tổ chức buổi thảo luận, tọa đàm,
seminar khởi nghiệp cho sinh viên. Đổi mới phương thức hoạt động các câu lạc bộ khởi nghiệp,
thực hiện chuyến tham quan thực tế các doanh nghiệp đã khởi nghiệp, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm
với chủ doanh nghiệp khởi nghiệp đi trước.
Bên cạnh đó, các trường đại học thành lập các trung tâm ươm tạo. Tại các trung tâm này nuôi
dưỡng các dự án khởi nghiệp thai nghén cho lớn mạnh, như hoàn thiện sản phẩm phù hợp thị
trường, trang bị kỹ năng kinh doanh hay gọi vốn. Trung tâm này còn nơi sinh hoạt giao lưu cho cac
startup, là nơi nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp.
Thêm vào đó, thành lập cộng đồng DN khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thành viên trong cộng
đồng là các chủ startup và cũng có thể là các doanh nghiệp đã và đang phát triển. Các startup tham
gia cộng đồng này được các doanh nghiệp phát triển hỗ trợ thị phần, vốn, kỹ năng marketting hay
sự cạnh tranh của doanh nghiệp bên ngoài.v.v.
3. Nguồn tài chính phục vụ hiệu quả
Ba yếu tố cần thiết cho khởi tạo hoạt động kinh doanh là Vốn – Tư liệu sản xuất – Nhân lực. Do
đó, có thể nói thành tố không thể thiếu khi thương mại hóa ý tưởng khởi nghiệp là Vốn. Nghiên cứu
của Cvijanovie và Sruk (2008) cho thấy, vồn cho DN khởi nghiệp trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn
thử nghiệm – khởi nghiệp – mở rộng – tái cấp vốn – bán mọt phần cho doanh nghiệp. Trong các
nghiên cứu trước đây, thì nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động start up. Vốn dùng mua sắm
công cụ dụng cụ, vốn đầu tư máy móc thiết bị, vốn để trang trải chi phí khảo sát nghiên cứu và vốn
cũng dùng thanh toán chi phí nguyên, nhiên liệu …Trong giai đoạn đầu vốn thường từ các sáng lập
viên, bạn bè hay gia đình, trong khi nhu cầu nguồn vốn này thường lớn và chỉ có thể thu hồi trong
thời gian dài (khấu hao). Hơn nữa, với các startup mới thành lập thì chưa có đủ cơ sở pháp lý cũng
như thương hiệu uy tín để thuyết phục ngân hàng hay huy động vốn trên thị trường tài chính cung
cấp vốn, hoặc nếu có cung cấp vốn thì chi phí lãi vay rất cao – điều này ảnh hưởng đến chi phí hoạt
động của doanh nghiệp từ đó có thể lỗ lãi. Những tổ chức có thể cung cấp vốn cho startup là: quỹ
đầu tư mạo hiểm; Nhà đầu tư thiên thần hay Ngân sách Nhà nước.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hơn 40 Ngân hàng thương mại, nhưng qua tìm hiểu thì chưa
có ngân hàng nào có chính sách hay sản phẩm tín dụng cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nên chăng, các ngân hàng thương mại xây dựng nguồn vốn với chi phí thấp thời hạn dài để có
thể cấp vốn cho những DN khởi nghiệp. Các ngân hàng thương mại cũng cần thay đổi quan điểm
trong đánh giá dự án và uy tín khách hàng hàng khi xét duyệt cho vay, chú trọng tính khả thi , hiệu
quả và sự quyết tâm thực hiện dự án hơn là chú trọng bảo đảm tiền vay hay lịch sử phát triển của
doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hàn Quốc, nên chăng thành lập sàn chứng khoán,
nơi đó chuyên niêm yết những chứng khoán của DN khởi nghiệp. Sàn chứng khoán này có cơ chế
hoạt động cũng như tiêu chuẩn niêm yết phù hợp hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Từ đó
vừa giúp những DN này huy động vốn thuận tiện vừa quảng bá thương hiệu sản phẩm của dự án
khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng cần thành lập quỹ đầu tư cho startup. Nguồn quỹ này có