153
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Qua bảng liệt kê mười tám thất bại của startup trên thế giới và sinh viên đánh giá theo mức
độ (hay nguyên nhân dẫn đến thất bại xảy ra đối với mình), mức độ một, là không phải là nguyên
nhân chính và mức độ năm cho là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Kết quả ở mức độ năm thì trường
hợp “hi sinh người tiêu dùng cho lợi nhuận” là phổ biến nhất, kế đến là “không xác định người tiêu
dùng” và trường hợp “chi tiêu nhiều quá mức” đứng thứ ba. Như vậy, rõ ràng lý do dẫn đến thất bại
là quá quan tâm đến lợi nhuận trong kinh doanh. Với một startup mới khởi sự việc tung sản phẩm
mới ra thị trường thì cần thời gian để thị trường chấp nhận, do đó, việc giới thiệu và quảng bá sản
phẩm được xem trọng. Từ đó thiết lập thị phần, khi đó mới có thể quan tâm đến lợi nhuận. Nếu
ngay từ đầu quan tâm lợi nhuận là quá nóng vội. Bên cạnh đó, các dự án khởi nghiệp của sinh viên
không định hình người tiêu dùng là “Ai”, hoang mang với thị trường của sản phẩm. Khi không xác
định thị trường thì rất khó định giá bán, xác định nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và năng lực
tài chính của người tiêu dùng. Nguyên nhân thất bại phổ biến tiếp theo là “chi tiêu quá mức” tức là
khi khởi sự đã đầu tư không phù hợp, không kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Tinh thần khởi nghiệp.
Việc khởi nghiệp của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nghiên cứu của Quách Thuyên
Nhã Uyên, (2016) cho rằng tính an toàn và tính ổn định ảnh hưởng đến xu hướng khởi nghiệp của
sinh viên. Theo đó, điều kiện xã hội hiện nay kết hợp với giá trị văn hóa – tri thức mà mỗi cá nhân
– đặc biệt là người trẻ thụ hưởng cho phép họ có nhiều lựa chọn hơn là một công việc an toàn tuyệt
đối để đi tìm và thực hiện ước mơ của mình ở công việc được xem là bấp bênh hơn nhưng không
bị bó hẹp trong khuôn khổ định chế hay lối mòn tư duy của xã hội truyền thống, mà lựa chọn khởi
nghiệp là một ví dụ sống động. Tâm lý sinh viên nói chung chọn sự an toàn vì “trước những biến
động không lường trước được của xã hội - hậu công nghiệp, con người không còn bị ràng buộc phải
chấp nhận những điều kiện lao động tồi tệ với đồng lương chết đói” (Bùi Văn Sơn Nam, 2012).
Điều đó được minh chứng qua tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tại Bình Dương tương đối
cao. Có hơn 40% sinh viên cho rằng việc “Sự sẵn sàng từ bỏ những cách thức lạc hậu và tự sáng
tạo những cách thức của riêng mình” và “Sự cố gắng tìm ra những phương pháp sáng tạo nhất và
cũng là tối ưu nhất”. Ngoài ra sinh viên sẵn sàng “tiếp thu kiến thức mới và kỹ năng mới” với tỷ lệ
lựa chọn ở mức “rất cần thiết” 42%.
Điều đặc biệt hơn, sinh viên đều hiểu rõ ràng về sự thất bại khi khởi nghiệp là tương đối cao, sự
thành công thấp, tỷ lệ thất bại của startup ở Việt Nam khoảng 80% trong ba năm đầu tiên (Báo cáo
của IDG Ventures, 2013). Nhưng không vì thế mà sinh viên nản lòng, “Tâm lý ưa thích rủi ro, mạo
hiểm” được cho là yếu tố cần thiết với hơn 61% lựa chọn, tinh thần dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng
làm lại khi gặp thất bại của được hơn 40% nhóm khảo sát cho là cần thiết và rất cần thiết. Với tinh
thần “hừng hực” khởi nghiệp đó có hơn 256 người lựa chọn mong muốn bắt tay vào khởi nghiệp.
Qua khảo sát trên, nhận thấy “tinh thần khởi nghiệp” của sinh viên trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đang lên rất cao, cần nuôi dưỡng những tinh thần này để phát triển mạnh hoạt động khởi
nghiệp trong sinh viên.
Kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp
Kiến thức và kỹ năng trong quá trình khởi nghiệp là rất cần thiết. Khi khởi nghiệp thì các nhà
startup là nhà quản trị - họ không chỉ đơn thuần am hiểu về chuyên môn lĩnh vực của mình mà
họ phải bắt tay thiết lập hoạt động kinh doanh để thương mại hóa ý tưởng. Vì thế, hoạt động kinh
doanh liên quan đến nhiều yếu tố: pháp luật, tài chính, chi phí, doanh thu, tiền, quản trị sản xuất,
marketting, bán hàng…và các kỹ năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở nhóm câu hỏi khảo sát đánh giá về sự cần thiết của kiến thức và kỹ năng trong khởi nghiệp,
sinh viên đều cho rằng các kiến thức và kỹ năng là rất cần thiết, với tỷ lệ chọn trên 60%, chỉ số ít