TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 163

159

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Hình 1. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam (GEM, 2016)

Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

rất chú trọng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Tỉnh đã tạo điều kiện thúc đẩy hệ sinh thái

khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ĐMST, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình

hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp (DN) có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai

thác tài sản trí tuệ, công nghệ, MHKD mới (Quyết định số 3380/QĐ-UBND). Vì vậy, nghiên cứu

này thực hiện nhằm đạt ba mục tiêu: (1) xác định các thành phần đổi mới MHKD; (2) xem xét mối

quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp (KQKN); (3) đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng

cao KQKN. Đối tượng khảo sát là chủ các DNKN hoạt động trên tỉnh BRVT, loại trừ các DNKN

hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Cấu trúc bài viết gồm các phần: Giới thiệu nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công

trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan, Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, Kết quả và thảo luận,

Kết luận và hàm ý quản trị.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN

2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
2.1.1. Đổi mới mô hình kinh doanh
Đổi mới MHKD là tái cấu trúc các hoạt động trong MHKD hiện tại của DN nhằm tạo ra sự đổi

mới của sản phẩm/dịch vụ (SP/DV), là một phương pháp đổi mới tinh gọn vì các nguồn lực, năng

lực đã có sẵn và có thể tiết kiệm đầu tư ở mức tối thiểu (Santos và cộng sự, 2009). Aspara (2009)

định nghĩa đổi mới MHKD là sự lựa chọn hoặc định hướng chiến lược liên tục. Để xây dựng DN

phát triển bền vững cần đổi mới MHKD và các thành phần của nó (Carayannis, Sindakis và Walter,

2014). Ba thành phần của MHKD là giá trị sáng tạo, giá trị cung cấp và giá trị nắm giữ, đổi mới

MHKD là cần phải thay đổi ba thành phần trên (BadenFuller và Mangematin, 2013). Spieth và

Schneider (2013) đã phát triển các thành phần đổi mới MHKD như đổi mới giá trị cung cấp, đổi

mới cấu trúc giá trị và đổi mới mô hình doanh thu.

Clauss (2016) đã xây dựng các thành phần đo lường đổi mới MHKD bao gồm:
Năng lực mới: DN cần phải có năng lực mới để đổi mới MHKD nhằm nắm bắt cơ hội phát

sinh từ môi trường bên ngoài (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Năng lực mới được phát triển thông

qua đào tạo, học tập, tích hợp kiến thức, phát triển, khám phá những ý tưởng mới và bài học kinh

nghiệm (Achtenhagen, Melin và Naldi, 2013).

Công nghệ/thiết bị mới: là việc tập trung vào các nguồn lực khoa học công nghệ/thiết bị cần

thiết để đổi mới MHKD. Wei và cộng sự (2014) đã chứng minh sự phát triển công nghệ phù hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.