TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 164

160

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

với MHKD thành công. DN cần phải có công nghệ mới để tái cấu trúc MHKD. Ví dụ, sản xuất SP/

DV mới có thể đòi hỏi công nghệ sản xuất mới, mô hình doanh thu mới sẽ đòi hỏi hệ thống kỹ thuật

thanh toán mới.

Quy trình/cấu trúc mới: là cách thức kết nối các hoạt động trong MHKD với nhau (Zott và

Amit, 2010). Casadesus-Masanell và Ricart (2010) cho thấy quy trình/cấu trúc của hệ thống quyết

định hiệu quả hoạt động của MHKD.

Hợp tác mới: là sự hợp tác với nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh, đại diện cho

các nguồn lực bên ngoài để DN đổi mới MHKD. Các đối tác có giá trị chiến lược là nguồn lực bên

ngoài quan trọng mà DN chưa thể phát triển tại thời điểm hiện tại (Dyer và Singh, 1998). Đổi mới

MHKD là rất phức tạp cần sự trợ giúp từ các đối tác, DN cần tìm kiếm các đối tác mới và duy trì

mối quan hệ hiện tại (Bierly và Gallagher, 2007).

Các sản phẩm/dịch vụ mới: DN cung cấp để giải quyết các vấn đề của khách hàng hoặc đáp

ứng nhu cầu của họ theo cách mới hoặc tốt hơn (Johnson, Christensen và Kagermann, 2008). Đổi

mới SP/DV thông qua nghiên cứu và phát triển hoặc sử dụng các công nghệ mới (Teece, 2010). Các

SP/DV mới là sự thay đổi rõ ràng nhất trong MHKD của DN.

Khách hàng/thị trường mới: là nhóm khách hàng hoặc phân khúc thị trường mà DN cung cấp

SP/DV hiện tại hoặc trong tương lai (Afuah, 2014). Đổi mới MHKD là xác định lại thị trường hiện

tại hoặc thâm nhập thị trường mới. Khách hàng/thị trường mục tiêu được quyết định bởi câu hỏi “Ai

sẵn sàng trả tiền cho SP/DV mà DN cung cấp?” (Baden-Fuller và Haefliger, 2013).

Các kênh phân phối mới: liên quan đến việc phân phối giá trị cho khách hàng (Baden-Fuller

và Mangematin, 2013). Phân phối được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt đối với hàng

hoá vô hình hoặc dịch vụ (Osterwalder và cộng sự, 2005). Ví dụ, Dell là DN đã xây dựng MHKD

dựa trên kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các nhà bán lẻ.

Mối quan hệ với khách hàng: khả năng DN xây dựng mối quan hệ (MQH) hiện tại hoặc

thiết lập các MQH mới với khách hàng. Thiết lập MQH mới khách hàng chính là đổi mới MHKD

khi SP có thể thay thế hoặc thị trường đã trưởng thành. Các MQH với khách hàng sẽ cung cấp

thông tin cập nhật về môi trường và nhu cầu thị trường tiềm năng, từ đó dẫn đến thay đổi MHKD

(Chesbrough, 2006).

Mô hình doanh thu mới: khách hàng trả tiền cho giá trị mà DN cung cấp (Afuah, 2014).

Những câu hỏi có liên quan đến vấn đề này bao gồm “Khi nào doanh thu được tạo ra?”, “Doanh thu

được tạo ra trong bao lâu?”, “Bên tạo ra doanh thu là ai? (Baden-Fuller và Haefliger, 2013).

Cơ cấu chi phí mới: là các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh

của DN (Casadesus-Masanell và Ricart, 2010). Cơ cấu chi phí được thiết lập sẽ quyết định phạm vi

chiến lược của SP/DV và sự phù hợp với chiến lược thị trường (Zott và Amit, 2008). Cấu trúc chi

phí trong MHKD sẽ thay đổi bởi chiến lược của DN.

2.1.2. Kết quả khởi nghiệp
Littunen, Storhammar và Nenonen (2006) định nghĩa KQKN là sự tồn tại/sống sót qua 3 năm

đầu, hoạt động liên tục sau khi khởi sự kinh doanh. KQKN chịu tác động nhiều yếu tố: đặc tính của

nhà khởi nghiệp, đặc điểm của DNKN, kết quả của giai đoạn khởi sự ban đầu và ảnh hưởng của môi

trường. Việc tiếp tục các hoạt động kinh doanh là dấu hiệu của sự thành công cho KQKN, những

năm đầu hoạt động của các DNKN rất quan trọng để ổn định hoạt động kinh doanh lâu dài. Theo

đánh giá sự phát triển kinh doanh ở Việt Nam, GEM (2016) đã xây dựng hai chỉ số là tỷ lệ các hoạt

động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đã ổn định.

Dựa vào quan điểm của GEM (2016); Littunen, Storhammar và Nenonen (2006), KQKN được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.