TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 166

162

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

ảnh hưởng đến giá trị nắm giữ của đổi mới MHKD và đổi mới MHKD có tác động dương đến tỷ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), thậm chí mạnh hơn so với các DN có kinh nghiệm hợp tác.

Dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trên, chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan

hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu được đề xuất bởi

Foss và Saebi (2016) khi tổng hợp nghiên cứu đổi mới MHKD từ 2000 đến 2015.

2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, nghiên cứu này sử dụng mười yếu tố đổi

mới MHKD của Clauss (2016). Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm với các chuyên gia, khi DNKN

đi vào hoạt động thì các thành phần trong MHKD sẽ kết nối các hoạt động với nhau nên không

cần đổi mới quy trình/cấu trúc. Ví dụ, MHKD Canvas gồm có chín thành tố, giúp DNKN hợp nhất

các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và nắm giữ giá trị (Osterwalder và

Pigneur, 2010). Do đó, thành phần đổi mới quy trình/cấu trúc của Clauss (2016) không được sử

dụng khi áp dụng cho các DNKN tại tỉnh BRVT.

Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình lý thuyết được đề xuất bao gồm

9 thành phần của đổi mới MHKD: Đổi mới năng lực, đổi mới công nghệ, đổi mới đối tác, đổi mới

sản phẩm, đổi mới thị trường, đổi mới kênh phân phối, đổi mới MQH khách hàng, đổi mới mô hình

doanh thu, đổi mới cấu trúc chi phí và biến phụ thuộc là kết quả khởi nghiệp, cụ thể trong Hình 2.

Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Foss và Saebi (2016) nghiên cứu đổi mới MHKD giai đoạn 2000 – 2015. Kết quả nghiên cứu

chỉ ra rằng đổi mới MHKD được thực hiện vì giảm chi phí, giới thiệu sản phẩm mới, tiếp cận thị

trường mới và nâng cao hiệu quả tài chính. Đổi mới MHKD cải thiện lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận,

tính sáng tạo và đem lại hiệu quả hoạt động (Zott và Amit, 2007).

Dựa vào tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD của Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016), kết

quả tổng hợp và đề xuất vấn đề nghiên cứu về đổi mới MHKD của Foss và Saebi (2016) giai đoạn

2000 – 2015. Đổi mới MHKD sẽ ảnh hưởng tích cực đến KQKN Kết quả thảo luận nhóm của các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.