TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 176

172

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

đương 99.7% được xem là nhỏ, mặc dù không có định nghĩa phổ quát về một doanh nghiệp nhỏ

nhưng mô tả chung của một doanh nghiệp nhỏ là sử dụng ít hơn 100 lao động. Các doanh nghiệp

nhỏ tại Mỹ phát triển mạnh trong hầu hết các ngành như dịch vụ (51.1%); xây dựng (13.4%); bán

lẻ (11.8%); tài chính, bảo hiểm và bất động sản (9.5%); bán sỉ (5.4%); chế tạo (4.4%); và các lĩnh

vực khác 4.4%, các công ty nhỏ tuyển dụng 50.2% lực lượng lao động trong khu vực tư nhân mặc

dù họ chỉ sở hữu 1/4 tổng tài sản doanh nghiệp (Scarborough, 2012). Các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ

cũng trả 45% tiền lương cho nhân viên vì họ chủ yếu sử dụng nhiều lao động, theo ước tính của Cơ

quan Quản trị doanh nghiệp nhỏ (SBA) thì các công ty nhỏ tạo ra 79% số việc làm mới mỗi năm

(Green, 2009). Tầm quan trọng của DNNVV không chỉ diễn ra ở Mỹ. Tại Cộng hòa Séc, khu vực

DNNVV góp phần tạo ra 60% tương đương 1,856 triệu việc làm và 49.5% tổng sản lượng của cộng

đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tại đây năm 2011 đã đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu

tương đương 51.5% và 56.6% nhập khẩu. Khu vực châu Âu, DNNVV là xương sống của nền kinh

tế, khối doanh nghiệp này tuyển dụng 87 triệu công dân châu Âu, mỗi giây tạo ra một việc làm mới

và đóng góp 60% GDP của Liên minh châu Âu (Skokan et al., 2013). Vai trò của DNNVV cũng

được thể hiện ở các nước đang phát triển tại châu Á, Số DNNVV tại Malaysia chiếm 99.2% trong

số doanh nghiệp được thành lập mới và chiếm 65.1% lực lượng lao động được tuyển dụng (Hin et

al., 2013). DNNVV Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp được thành lập tại các khu

vực khác nhau, riêng trong khu vực sản xuất, DNNVV chiếm 93.8% doanh nghiệp được thành lập

trong đó doanh nghiệp nhỏ chiếm 76% và doanh nghiệp vừa chiếm 17.8% (Chittithaworn et al.,

2011). Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì DNNVV chiếm đa số và có vai trò

quan trọng trong nền kinh tế. Tính đến tháng 4/2017, Việt Nam có khoảng 612,000 doanh nghiệp

đang hoạt động (Thành Đạt, 2017). Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm khoảng 98%

tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp vừa chiếm 2.2%, doanh nghiệp nhỏ

chiếm 29.6%, và còn lại 68.2% là siêu nhỏ, số doanh nghiệp này đang đóng góp hơn 40% GDP và

sử dụng tới 51% lao động xã hội (Doanh nghiệp Việt Nam, 2016).

DNNVV có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế các nước nhưng đây là loại hình

doanh nghiệp dễ bị tổn thương thể hiện qua tỷ lệ phá sản, ngưng hoạt động cao. Theo số liệu năm

2017, số lượng doanh nghiệp của Việt Nam tạm ngừng hoạt động là 60,553, chiếm gần 48% số

lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong cùng năm (Tổng cục Thống Kê, 2017), trong số

doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đến 92% là doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng (Oanh

Vũ, 2017). Không chỉ tại Việt Nam, sự thất bại của DNNVV cũng là một vấn đề phổ biến trên thế

giới, như tại Thái Lan có 62% doanh nghiệp đóng cửa năm 2002 (Veskaisri et al., 2007); trường

hợp của Malaysia, tỷ lệ 60% doanh nghiệp tuyên bố phá sản sau năm đầu tiên hoạt động (Hin et

al., 2013). DNNVV tại châu Âu bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm

2009, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 50% doanh nghiệp tồn tại năm năm đầu tiên và cuộc khủng

hoảng này làm cho số lượng doanh nghiệp tồn tại ngày càng ít hơn (Skokan et al., 2013). Có nhiều

nguyên nhân tạo ra sự thất bại của DNNVV được các nhà quản lý và các nhà chuyên môn nêu ra

như thiếu hành lang pháp lý, thiếu chính sách hỗ trợ của Chính phủ, kỹ năng sinh tồn và năng lực

hoạch định của DNNVV (Vũ Phương, 2017). Một nghiên cứu khác cũng cho rằng có nhiều yếu tố

liên quan đến sự thất bại của DNNVV nhưng chủ yếu do yếu tố quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm

của nhà quản trị cấp cao và môi trường kinh doanh phức tạp. Theo thống kê của Dun và Bradstreet

(được trích dẫn trong Mohamad & Ching, 2009), 88.7% tất cả các thất bại kinh doanh là do sai lầm

trong quản lý kinh doanh, trong đó các nguyên nhân chính bao gồm thiếu năng lực quản trị (46%),

kinh nghiệm mất cân bằng hoặc thiếu kinh nghiệm quản trị (30%), và thiếu kinh nghiệm phù hợp

với hàng hóa hoặc dịch vụ (11%).

Sự thất bại của DNNVV so với doanh nghiệp lớn có thể được giải thích dựa trên nhiều lý do

khác nhau nhưng cần thiết phải tìm hiểu tại sao cùng là DNNVV nhưng doanh nghiệp này lại thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.