173
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
công hơn doanh nghiệp khác. Một số khảo lược nghiên cứu trong các DNNVV đã đưa ra kiến nghị
rằng một nhân tố chính quyết định sự thành công kinh doanh là sự vắng mặt hoặc sự hiện diện của
hoạch định chiến lược (Wang et al., 2006). Nhiều nghiên cứu khác đưa ra kết luận rõ ràng hơn đó là
sự thất bại của kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
do thiếu hoạch định chiến lược chính thức (Castrogiovanni, 1996, được trích dẫn trong Veskaisri
et al., 2007). Tuy nhiên, không phải hoàn toàn các nhà nghiên cứu đều ủng hộ lập luận về sự thành
công của DNNVV gắn với hoạch định chiến lược. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối
quan hệ thuận chiều giữa hoạch định chiến lược và hiệu quả kinh doanh của DNNVV (Lyles et al.,
1993) nhưng một số nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối quan hệ hoặc thậm chí quan hệ
nghịch chiều giữa hoạch định chiến lược và sự thành công của DNNVV (Gibson & Cassar, 2002,
trích trong Kraus et al., 2008).
Bài báo này hệ thống các nghiên cứu về hoạch định chiến lược trong các DNNVV những năm gần
đây trên các tạp chí có uy tín để góp thêm bằng chứng khẳng định về mối quan hệ giữa hoạch định
chiến lược và sự thành công của DNNVV, qua đó đưa ra một số hàm ý cho DNNVV tại Việt Nam.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược
Các khái niệm có liên quan
Trước khi đi sâu vào cơ sở lý thuyết hoạch định chiến lược, cần làm rõ một số định nghĩa có
liên quan đến nghiên cứu:
Định nghĩa về DNNVV rất khác nhau và không có một tiêu chuẩn thống nhất cho các nước
(Chittithaworn et al., 2011). Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Việt Nam phân loại DNNVV theo
nguồn vốn và số lượng lao động trong các khu vực khác nhau (Chính phủ Việt Nam, 2009). Cụ thể
phân chia theo số lượng lao động, trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp siêu
nhỏ có số lượng lao động dưới 10, doanh nghiệp nhỏ từ 10 đến 200 và doanh nghiệp vừa từ trên
200 đến 300; trong khu vực Công nghiệp và Xây dựng, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lượng lao động
dưới 10, doanh nghiệp nhỏ từ 10 đến 200 và doanh nghiệp vừa từ trên 200 đến 300; trong khu vực
Thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lượng lao động dưới 10, doanh nghiệp nhỏ từ
10 đến 50 và doanh nghiệp vừa từ trên 50 đến 100.
Hiệu quả kinh doanh đề cập đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả kinh
doanh là một vấn đề trung tâm trong các nghiên cứu kinh doanh, nó cũng là một hiện tượng phức
tạp và đa hướng. Hiệu quả có thể được đặc trưng bởi khả năng của doanh nghiệp tạo ra hành động
và kết quả có thể chấp nhận được (Chittithaworn et al., 2011).
Sự thành công, nói chung, có liên quan đến việc đạt được mục tiêu và mục đích trong bất kỳ
lĩnh vực nào của cuộc sống con người. Trong nghiên cứu kinh doanh, thuật ngữ “thành công” được
sử dụng để đề cập đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Chittithaworn et al., 2011). Tuy nhiên,
không có định nghĩa nào về thành công kinh doanh được chấp nhận rộng rãi và thuật ngữ thành
công trong kinh doanh được diễn dịch theo nhiều cách (Foley & Green, 1989). Có ít nhất hai phạm
vi thành công quan trọng: (1) thành công tài chính so với thành công khác; (2) thành công ngắn hạn
so với thành công dài hạn. Vì lý do đó, thành công có những hình thức khác nhau, ví dụ như sống
sót, lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn đầu tư, tăng trưởng doanh số, số lượng nhân viên, hạnh phúc,
danh tiếng v.v.
•
Khung lý thuyết hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược chính thức là một quá trình tổ chức rõ ràng và liên tục với một số thành
phần bao gồm thiết lập mục tiêu, hình thành và đánh giá chiến lược (Boyd, 1991). Hoạch định chiến