174
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
lược chính thức đòi hỏi một quá trình rõ ràng để xác định các mục tiêu dài hạn của công ty, các thủ
tục để tạo ra và đánh giá các chiến lược thay thế và một hệ thống giám sát kết quả của kế hoạch khi
triển khai (Armstrong, 1982). Hoạch định chiến lược liên quan đến thiết lập mục tiêu dài hạn của tổ
chức, phát triển và triển khai các kế hoạch, phân bổ hoặc chuyển hướng các nguồn lực cần thiết để
thực hiện các mục tiêu này (Stonehouse & Pemberton, 2002, được trích trong Wang et al., 2007).
Về thực tế, hoạch định chiến lược là đề cập đến lợi thế cạnh tranh (Wang et al., 2007). Thuật ngữ
hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược tương đồng nhau, quản trị chiến lược thường dùng
trong học thuật, còn hoạch định chiến lược thường được sử dụng trong thế giới kinh doanh (David,
2011).
Quá trình hoạch định chính chiến lược chính thức của được mô tả qua 4 bước (Armstrong,
1982). Trong mỗi bước này, điều điều quan trọng là phải sử dụng một quy trình có hệ thống để đạt
được cam kết của những người sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch.
Nguồn: Armstrong, 1982, trang 2
Hình 1: Quy trình hoạch định chiến lược chính thức
•
Cụ thể hóa mục tiêu
Việc xác định các mục tiêu từ lâu đã được coi là một khía cạnh chính trong lập kế hoạch chính
thức. Các mục tiêu phải được viết rõ ràng. Các mục tiêu nên bắt đầu với mục tiêu cuối cùng của
tổ chức, sau đó nên được chuyển thành các mục tiêu đo lường cụ thể. Ngoài ra, các mục tiêu cần
được thử thách.
•
Tạo ra các chiến lược
Hoạch định chính thức yêu cầu tạo ra các chiến lược có thể thay thế. Các chiến lược này phải
được viết đủ chi tiết để cho phép đánh giá rõ ràng (bước tiếp theo). Hai hướng dẫn thường được đề
nghị cho việc phát triển các chiến lược. Thứ nhất, cần cố gắng để đưa ra các chiến lược toàn diện;
đó là, kế hoạch nên xem xét tất cả các yếu tố quan trọng. Hướng dẫn thứ hai đó là kế hoạch gồm
các nguồn lực mềm, đó là thời gian bổ sung, tiền, thiết bị nên được dữ trữ. Điều này thừa nhận sự
không chắc chắn và bổ sung thêm tính linh hoạt cho kế hoạch.
Các chiến lược thay thế có thể cải thiện khả năng thích ứng của tổ chức theo hai cách. Thứ nhất,
bằng cách kiểm tra một cách rõ ràng các lựa chọn thay thế, rất có thể tổ chức sẽ tìm ra các phương
án khác tốt hơn so với thủ tục hiện tại. Thứ hai, tổ chức có thể gặp phải những thay đổi về môi
trường; nếu kế hoạch thay thế (dự phòng) đã được chuẩn bị cho những thay đổi này, tổ chức có thể
phản ứng một cách có hệ thống.
•
Đánh giá các chiến lược thay thế
Lập kế hoạch chính thức đòi hỏi một quy trình có hệ thống để đánh giá các phương án khác
Tìm kiếm cam kết
Cụ thể hóa mục tiêu
Tạo ra các chiến lược
Đánh giá các chiến lược
Giám sát kết quả2