TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 180

176

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

về mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp bằng

cách sử dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp (Metal – Analytic) từ 29 bài báo nghiên cứu về 2,496 tổ

chức, nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ tích cực thực sự giữa hoạch định chiến lược và kết

quả tài chính của doanh nghiệp (Boyd, 1991). Từ các khảo lượt trên, có thể khẳng định một cách

chắc chắn rằng hoạch định chiến lược có mối quan hệ thuận chiều với kết quả hoạt động kinh doanh

của DNNVV.

Hoạch định chiến lược trở nên phổ biến tại các quốc gia phát triển như Mỹ và các nước châu

Âu. Tại các quốc gia đang phát triển, hoạch định chiến lược cũng đã trở nên quen thuộc hơn và

đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu tại các quốc gia như Thái Lan,

Malaysia đều khẳng định tầm quan trọng của hoạch định chiến lược đối với sự thành công của

DNNVV (Kee-Luen et al., 2013; Chittithaworn et al., 2011; Veskaisri et al., 2007; Hin et al., 2013).

Sự khác nhau về cách thức tiến hành hoạch định chiến lược trong DNNVV dẫn đến các kết quả

hoạt động kinh doanh khác nhau. Nghiên cứu của Lyles và cộng sự cho thấy rằng có sự khác biệt

đáng kể giữa người tiến hành hoạch định chính thức và người hoạch định không chính thức trong

việc nhấn mạnh vào khía cạnh của việc ra quyết định chiến lược cũng như trong các lựa chọn chiến

lược, và người lập kế hoạch chính thức có hiệu quả hoạt động cao hơn (Lyles et al., 1993). Điều này

hỗ trợ cho lập luận rằng quá trình hoạch định, chứ không chỉ hoạch định là quan trọng trong việc

đánh giá kết quả hoạch định chiến lược.

Hoạch định chiến lược rất quan trọng đối với sự thành công của DNNVV và việc tiến hành

lập kế hoạch chính thức và đầy đủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, từ đó góp phần giảm tỷ lệ DNNVV bị phá sản, giải thể, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi

nghiệp nơi mà vốn, kinh nghiệm quản trị còn hạn chế. Tuy nhiên, việc áp dụng hoạch định chiến

lược đầy đủ và khoa học còn phụ thuộc vào động cơ của người sở hữu doanh nghiệp. Đối với phần

lớn các DNNVV, hoạt động kinh doanh thường đứng sau các mục tiêu vô hình khác như sự tự chủ,

sự thỏa mãn cá nhân và lối sống. Hoạch định chiến lược do đó có thể ít giá trị đối với chủ sở hữu

được định hướng bởi động cơ này (Wang et al., 2007).

Nghiên cứu trên đây như khẳng định thêm về tầm quan trọng của hoạch định chiến lược đối

với sự thành công của DNNVV. Để phát huy được sự tác động của hoạch định chiến lược đến với

sự thành công của doanh nghiệp thì cần phải quan tâm đến hoạch định chiến lược chính thức, đây

là hình thức hoạch định xác định đầy đủ các thành phần của hoạch định và mối quan hệ giữa các

thành phần để tạo thành một khối cộng hưởng trong việc phát huy hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp. Một điều không thể thiếu để có hoạch định chiến lược trong DNNVV đó là động cơ của chủ

sở hữu doanh nghiệp, người sẽ quyết định hình thức hoạch định chiến lược của doanh nghiệp đó.

4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

2.1. Hàm ý nghiên cứu
Nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và sự thành

công của DNNVV. Việc khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa hoạch định chiến lược và hiệu

quả kinh doanh của DNNVV sẽ góp phần thúc đẩy hoạch định chính thức trong doanh nghiệp, giúp

doanh nghiệp xây dựng nền tảng phát triển bền vững để vượt qua sức ép cạnh tranh và gia tăng sự

sống sót trên thị trường, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp nơi mà sức mạnh tài chính

và kinh nghiệm quản trị còn yếu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra việc thiếu vắng hoạch định chiến lược trong DNNVV chủ yếu do động

cơ của chủ sở hữu. Để phát huy hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp thì việc gia tăng động

cơ của chủ sở hữu thông qua đào tạo và truyền thông là việc hết sức cần thiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.