15
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Kỹ năng quản lý con người là không thể thiếu đối với nhà khởi nghiệp, từ đó sinh viên mới có thể
gắn kết với mục tiêu khởi nghiệp.
Đối với trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương
Thứ nhất, nhà trường phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng
tiềm năng khởi nghiệp cho sinh viên:
Để có số lượng sinh viên trẻ năng động đón đầu xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 nhằm phục vụ cho đề án thành phố thông minh của Tỉnh Bình Dương, nhà trường cần phải
tổ chức các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp cũng như nhận thức được vai trò quan trọng của mình
trong thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp. Phải có lực lượng giảng viên nòng cốt xuất thân từ các nhà
quản lý doanh nghiệp nhằm tạo ra được môi trường hỗ trợ cho việc phát triển khả năng cá nhân, hỗ
trợ cho việc học tập của sinh viên có hiệu quả, là nơi khơi gợi tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ.
Kinh nghiệm các nước đang phát triển cho thấy, các trường Đại học luôn là tác nhân thúc đẩy
sự kiên trì khởi nghiệp của sinh viên, đặc biệt là khối các trường thuộc ngành kinh tế và quản trị
kinh doanh (Solomon, 2007). Đã có một số trường Đại học đưa vào chương trình giảng dạy về khởi
nghiệp dưới dạng các chuyên đề, một số khác như trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã đưa ra hẳn
một chuyên ngành mới là quản trị khởi nghiệp. Tuy nhiên, như thế vẫn còn ít, vì cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ không dành cơ hội cho những người chậm chân. Các trường Đại học cần đổi mới
nhận thức quan điểm và mục tiêu đào tạo không chỉ nhằm mục đích cho sinh viên có kiến thức để
đi làm tại doanh nghiệp mà phải có một tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt chú ý đến đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa định hướng khởi nghiệp ngoài chương
trình đào tạọ chính thức:
Áp dụng các phương pháp như thảo luận, bài tập tình huống, thiết lập kế hoạch kinh doanh,
tăng cường giờ thực hành, làm đồ án, dự án…, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp có sự tham gia của
các doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công. Khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, kêu
gọi các nhà đầu tư tham gia ngay từ đầu với sinh viên để khi các em ra trường thì khởi nghiệp vẫn
là phương án ưu tiên được lựa chọn.
Thứ ba, nhà trường tăng cường hoạt động truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên trong
nhà trường:
Hoạt động truyền cảm hứng thông qua các giảng viên trong quá trình giảng trên lớp, qua việc
minh họa, đưa ra tình huống thảo luận bằng những câu chuyện thành công/thất bại của các doanh
nhân. Tổ chức các các cuộc giao lưu hoặc nói chuyện chuyên đề với các khách mời là các chủ
doanh nghiệp thành đạt/thất bại về các bài học thành công / thất bại mà họ đã từng trải.
Thứ tư,nhà trường tăng cường tính ứng dụng, thực tiễn trong đào tạo:
Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm kết nối để đưa sinh viên vào thực tập, tiếp thu kinh
nghiệm và làm việctại các doanh nghiệp này. Xây dựng các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong
các trường Đại học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được khởi nghiệp nếu có ý tưởng ngay khi còn
trên ghế nhà trường.Riêng đối với các cơ quan quản lý cấp vĩ mô và cơ quan truyền thông trong thời
gian tới cần tăng cường các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trên phạm vi của Tỉnh (ví dụ
như chương trình chắp cánh cho sinh viên khởi nghiệp tại Đài truyền hình Bình Dương) và cung cấp
các hỗ trợ cho các trường Đại học trong các hoạt động gia tăng tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam, A. F., & Fayolle, A. (2015). Bridging the entrepreneurial intention–behaviour gap: the role
of commitment and implementation intention. International Journal of Entrepreneurship and
Small Business, 25(1), 36-54. doi: https://doi.org/10.1504/IJESB.2015.068775.