TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 18

14

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

Kết quả nghiên cứu có một số ý nghĩa như sau:
Một là, yếu tố giáo dục khởi nghiệp có tác động rất mạnh đến nhận thức và khả năng khởi

nghiệp. Mặc dù yếu tố giáo dục khởi nghiệp đã được kiểm định trước đó, tuy nhiên, một số nghiên

cứu thì có tác động ngược chiều (Frank & Luthje, 2004), một số khác là tác động thuận (Smith,

2008). Tuy nhiên, khái niệm giáo dục khởi nghiệp được kiểm định là khái niệm bậc 1, trong khi

trong nghiên cứu này là khái niệm bậc 3.

Hai là, nhận thức khởi nghiệp là yếu tố trong việc hình thành ý định khởi nghiệp. Tuy vậy, đối

với đối tượng là sinh viên thì yếu tố tiền thân của nhận thức khởi nghiệp là giáo dục khởi nghiệp

cũng rất quan trọng và có tác động gián tiếp rất mạnh đến ý định khởi nghiệp.

4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

4.1. Kết luận
Trên nền tảng lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Krueger & cộng sự (2000), nghiên cứu

đặt mục tiêu mở rộng lý thuyết này. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của Souitaris &

cộng sự (2007) vai trò của giáo dục là rất quan trọng trong việc hình thành ý định và chưa khẳng

định có tác động trực tiếp trong nghiên cứu này. Yếu tố giáo dục có tác động rất mạnh đến nhận

thức khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy yếu tố nhận thức cũng tác

động tương đối mạnh đến ý định khởi nghiệp hoàn toàn phù hợp với lý thuyết EEM.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương, do đó khả

năng tổng quát hóa chưa cao. Kết quả sẽ tốt hơn nếu được thực hiện tại các trường Đại học lớn tại

Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội nơi được xem là môi trường khởi nghiệp khá lý tưởng.

Nghiên cứu này thực hiện chọn mẫu thuận tiện do vậy tính đại diện có thể chưa cao. Một điều

lưu ý trong nghiên cứu này, đó chính là nhóm tác giả đã tiến hành kiểm tra thử mối quan hệ trực

tiếp từ giáo dục khởi nghiệp đến ý định thì nhận thức khởi nghiệp lại tác động ngược chiều, điều

này lại phù hợp với nghiên cứu của (Frank & Luthje, 2004). Đây là vấn đề cần làm rõ bằng phương

pháp nghiên cứu định tính.

Việc khảo sát một lần duy nhất cũng là hạn chế. Bởi, với nghiên cứu dạng này để có thể theo

dõi một hành vi mang tính ẩn trong thời gian dài như vậy, các nghiên cứu mới cần kết hợp sử dụng

nhiều phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu một thời điểm và đa thời điểm

thì mới có thể giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa ý định và hành vi.

Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét sự khác biệt giữa các nhóm người có động cơ lựa chọn nghề

nghiệp thuần túy hay vì động cơ sáng tạo. Đây là các vấn đề được đặt ra cho các nghiên cứu tiếp theo.

4.2. Hàm ý chính sách và giải pháp
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định yếu tố gắn kết trong khởi nghiệp có vai trò hết sức quan

trọng trong việc thúc đẩy hành vi. Yếu tố này gợi mở cho sinh viên cần phải kiên trì đầu tư cho

các ý tưởng khởi nghiệp của mình thông qua các hoạt động đào tạo tại trường đại học và các trải

nghiệm liên quan tới khởi nghiệp mà sinh viên có được trong quá trình học. Một số hàm ý chính

sách và giải pháp cụ thể:

Đối với sinh viên
Đối với sinh viên, việc được giáo dục khởi nghiệp là rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức

khởi nghiệp từ đó hình thành các ý tưởng, ý định khởi nghiệp. Để có thể khởi nghiệp, sinh viên cần

được trang bị rất nhiều nền tảng kiến thức khởi nghiệp có liên quan như kiến thức về thị trường sản

phẩm/dịch vụ, bán hàng và marketing, đối thủ cạnh tranh, công nghệ, nguồn nhân lực, luật pháp….

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.