196
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
chức quản lý. Nếu không mạnh dạn và tự tin sẽ không dám tiến hành khởi nghiệp. Vì vậy bạn cần
phải tăng cường rèn luyện bản thân, ngay trong quá trình còn ngồi trên ghế BTU, hãy tích cực tham
gia các chương trình rèn luyện kỹ năng mềm, để xây dựng cho mình tố chất tố chất cần thiết cho
khởi nghiệp là mạnh dạn và tự tin.
3.2. Năng lực sáng tạo, nhạy bén
Hãy đừng hy vọng thành công đến từ may mắn. Thành công trong khởi nghiệp luôn gắn với yếu
tố sáng tạo, nhạy bén. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ một đơn vị khởi nghiệp ra đời với sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ không khác gì, với những cái đã và đang được cung ứng trên thị trường thì khó
có thể tồn tại. Vì vậy, người thực hiện khởi nghiệp rất cần những yếu tố sáng tạo, nhạy bén để có
thể cải tiến về mẫu mã, tính năng, chất lượng, giá cả,…và ngay cả phương thức marketing để đưa
sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng, mới có thể hy vọng khởi nghiệp thành công.
3.3. Kiến thức chuyên môn sâu
Người thực hiện khởi nghiệp nếu chỉ có tố chất mạnh dạn tự tin, năng lực sáng tạo nhạy bén
thì chưa đủ. Muốn khởi nghiệp thuận lợi, họ cần nắm vững chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực khởi
nghiệp. Với kiến thức chuyên môn sâu sẽ càng giúp họ phát huy tốt tố chất mạnh dạn, tự tin và sáng
tạo của bản thân. Chúng tôi khuyên các bạn sinh viên BETU hãy học tập chăm chỉ, tiếp thu tốt kiến
thức chuyên môn mình đang theo học, tranh thủ tìm hiểu thêm kiến thức thực tế, để có được nền
tảng kiến thức chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu khởi nghiệp sau này.
3.4. Kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động
Trong hoạt động khởi nghiệp, có thể bạn chính là người đóng vai trò tổ chức, quản lý hay điều
hành (bạn là chủ). Cũng có thể bạn là người được mời tham gia với tư cách người quản lý hay điều
hành. Dù trong tình huống nào, khi là người đảm nhiệm vị trí đó, bạn đều rất cần nắm vững những
kỹ năng quản lý, điều hành.
Ngoài những kiến thức chuyên môn được trang bị qua các môn học có liên quan, là sinh viên
BETU bạn có thể tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết này, thông qua các hoạt động câu lạc bộ,
hoạt động cộng đồng,…sao cho chúng có thể trở thành tố chất, bản năng trong con người bạn. Điều
này sẽ gúp bạn có được nhiều cơ hội thành công trong khởi nghiệp.
3.5. Kỹ năng quản lý tài chính
Kết qủa mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh được đánh giá thông qua một chỉ tiêu tài chính
tổng hợp: chỉ tiêu lợi nhuận. Để có thể đạt được chỉ tiêu này đòi hỏi mọi hoạt động trong doanh
nghiệp đều phải được hoàn thành đồng bộ; trong đó có yếu tố tác động trực tiếp chính là khâu
quản lý tài chính. Kỹ năng quản lý tài chính bao gồm nhiều khía cạnh: từ việc tìm kiếm phương án
tạo nguồn vốn tối ưu, quản lý chi tiêu hợp lý, hạn chế thất thoát các nguồn thu,…Khi nhà quản trị
doanh nghiệp được trang bị kỹ năng quản lý tài chính tốt, sẽ góp phần trực tiếp tác động tới kết quả
hoạt động kinh doanh ( hạn chế thua lỗ, gia tăng lợi nhuận ) của đơn vị khởi nghiệp.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân tham gia trao đổi, với hy vọng giúp các bạn sinh viên BETU
có thêm một số kiến thức liên quan tới hoạt động khởi nghiệp trong tương lai. Chắc chắn còn nhiều
hạn chế; rất mong các bạn cùng bàn thảo thêm.
4. KẾT LUẬN
1. Khởi tạo doanh nghiệp là một hoạt động với mục tiêu tổ chức kinh doanh. Để tồn tại và phát
triển, hoạt động này phải có hiệu quả. Muốn vậy, với tất cả những ai muốn tham gia vào “cuộc
chơi” đầy khó khăn và thử thách này, trước hết nắm vững những kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh
vực khởi nghiệp. Đồng thời cần tự rèn luyện những tố chất cần thiết đối với một nhà quản trị như: