TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 198

194

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

Trên cơ sở ý tưởng ban đầu đã được nhen nhóm, cần trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng với những cộng

sự của mình (có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, những người đã đi trước), bạn sẽ đi đến

quyết định khởi nghiệp và xây dựng kế hoạch hay phương án khởi nghiệp kinh doanh của mình

một cách chi tiết, cụ thể.

2.2. Phương án khởi nghiệp
Để tiến hành khởi nghiệp cần xuất phát từ lựa chọn ý tưởng. Tuy nhiên, có ý tưởng hay nhưng

phương án hoặc kế hoạch khởi nghiệp thiếu hoàn chỉnh, cũng có thể dẫn tới ý tưởng khởi nghiệp

không được thực hiện một cách trọn vẹn, thậm chí có thể bị thất bại. Có thể coi phương án khởi

nghiệp là hình ảnh cụ thể của ý tưởng khởi nghiệp.

2.2.1. Lựa chọn lĩnh vực và mô hình khởi nghiệp
Kết quả hoạt động khởi nghiệp của bạn sẽ ra sao, một phần rất quan trọng phụ thuộc việc lựa

chọn lĩnh vực và mô hình kinh doanh. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng đầu tiên làm cơ

sở để xây dựng phương án khởi nghiệp. Để có thể phát huy tối đa vốn kiến thức chuyên môn của

mình vào hoạt động thực tiễn, bạn nên chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp chuyên ngành bạn đã học

hoặc những lĩnh vực gần chuyên ngành đó.

Về mô hình khởi nghiệp, bạn nên bắt đầu từ việc xây dựng một doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu

nhỏ, tạo cơ hội tập làm quen dần trong hoạt động quản lý, điều hành. Đồng thời việc tìm kiếm

nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu về tài chính cũng không bị áp lực lớn. Ngoài ra, với mô hình

khởi nghiệp này, sau một thời gian vận hành, nếu chưa thấy phù hợp hoặc kém hiệu quả, bạn có thể

chuyển đổi sang phương án khởi nghiệp khác, với mức độ tổn thất không lớn. Đương nhiên điều

này không ai trong số chúng ta nghĩ tới, song thực tế vẫn có khả năng xảy ra.

2.2.1.Tổ chức và nhân sự
Để có thể biến ý tưởng hay của phương án khởi nghiệp thành hiện thực, một trong những vấn

đề đầu tiên trong phương án khởi nghiệp, cần được người khởi xướng quan tâm giải quyết tốt, đó

chính là vấn đề tổ chức và nhân sự. Một phương án khởi nghiệp, dù là quy mô lớn hay nhỏ, thậm

chí cực nhỏ cũng cần xây dựng được một bộ máy điều hành hợp lý, hiệu quả, với những con người

cùng chí hướng và nhiệt tình, được tuyển chọn có đủ những tư chất phù hợp yêu cầu chuyên môn

nghiệp vụ.

Chúng tôi cho rằng, lựa chọn nhân sự đủ “tâm” và đủ “tầm” để thực hiện phương án khởi

nghiệp là khâu rất quan trọng. Đặc biệt là nhân sự cho “bộ khung” của phương án. Vì hoạt động

khởi nghiệp có khả năng rủi ro nhiều; nếu những người tham gia thiếu quyết tâm, thiếu gắn bó trách

nhiệm, trước những khó khăn mà phương án gặp phải, họ dễ bị giao động, từ chối không tiếp tục

tham gia, sẽ dẫn tới khả năng phương án khởi nghiệp bị đổ bể. Vì vậy, khi lựa chọn nhân sự, ngoài

yếu tố chuyên môn, cần chú ý tìm chọn những người cùng ý tưởng, gắn bó và có quyết tâm cao.

2.2.2. Xây dựng hệ thống các kế hoạch
Hệ thống các kế hoạch trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối

với thành công trong mọi hoạt động. Đặc biệt trong hoạt động khởi nghiệp, khi các hoạt động chưa

có nề nếp, khi khả năng rủi ro luôn rình rập, thì việc xây dựng và thực thi chính xác hệ thống các

kế hoạch của đơn vị khởi nghiệp lại càng có ý nghĩa qun trọng hơn.

a/ Kế hoạch sản xuất-kinh doanh
Trên cơ sở ý tưởng và quyết định khởi nghiệp, đơn vị khởi nghiệp phải xây dựng kế hoạch

sản xuất-kinh doanh khả thi. Nội dung kế hoạch này cần cụ thể hóa được những loại loại sản

phẩm, dịch vụ cung ứng; phương thức sản xuất và nguồn cung ứng nguyên liệu; số lượng, giá cả

sản phẩm cung ứng; thị trường và phương thức tiêu thụ;…Cần đảm bảo cho quá trình sản xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.