TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 197

193

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Thông qua những tài liệu đã tham khảo, chúng tôi nhận thấy rằng giữa 2 thuật ngữ này có một

“ khoảng cách ” nhất định và không nên sử dụng với ý nghĩa đồng nhất giữa chúng. Xin trích dẫn

từ tài liệu của một tác giả đã trình bày trên một trang mạng “1tach.com ” mà chúng tôi đã tham

khảo như sau:

Theo Neil Blumenthal, đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí

Forbes thì : “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious

and success is not guaranteed.” ( lược dịch là: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết

một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo).

Theo Eric Ries tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates

Radically Successful Businesses” thì: “A startup is a human institution designed to create new

products and services under conditions of extreme uncertainty” ( lược dịch: startup là một tổ chức

con người được thiết kế để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới trong những điều kiện cực kỳ không

chắc chắn ).

Qua những ví dụ trích dẫn nêu trên, cùng với một số tài liệu tham khảo khác, có thể nhận thấy

Start-up không phải là hành động mà là chủ thể của hành động hoặc kết quả của hành động. Như

vậy, chúng ta có thể thấy một điều rất rõ ràng: “Khởi nghiệp” là một cụm từ để chỉ hành động, còn

“Startup” chỉ là một danh từ. “Khởi nghiệp” nói về việc bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng còn

“Start-up” nói về một nhóm người hoặc một công ty. Nói cách khác, “Start-up” là một trong những

loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “Khởi nghiệp”. Vậy rõ ràng là giữa chúng có

sự khác nhau cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, chúng tôi cho rằng hoàn toàn không

nên đồng nhất giữa “Start-up” và “Khởi nghiệp”.

2. MỘT SỐ GỢI Ý VỚI SINH VIÊN BETU TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO

KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG.

Để góp phần gia tăng khả năng thành công cho ý tưởng khởi nghiệp, trong hội thảo này chúng

tôi muốn cung cấp thêm và trao đổi cùng các bạn sinh viên nói chung cũng như với các bạn sinh

viên BETU, một số nội dung liên quan tới quá trình chuẩn bị khởi nghiệp, với mong muốn thiết

thực góp phần hỗ trợ cho thành công, trong hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng của các bạn.

2.1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh phù hợp
Để tiến hành hoạt động khởi tạo doanh nghiệp, trước tiên bạn cần suy nghĩ kỹ để xác định cho

mình ý định lựa chọn ngành, lĩnh vực nào để kinh doanh. Việc chọn ngành, lĩnh vực nào trước tiên

phụ thuộc: năng lực kiến thức chuyên môn và sở trường, lòng đam mê; yêu cầu và khả năng đáp

ứng về tài chính; nhu cầu thị trường về tiêu thụ loại sản phẩm, dịch vụ sẽ được cung cấp từ dự án;

mức độ cạnh tranh trên thị trường ra sao; khả năng về thời gian tồn tại của dự án và lợi nhuận đem

lại ra sao;…

Cần lưu ý rằng, nếu bạn chọn ý tưởng kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới mẻ,

chưa có mặt trên thị trường, có thể bạn sẽ có thuận lợi là sẽ giảm được áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên,

điều này cũng có thể sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ, với vai trò người tiên phong khi triển

khai thực hiện. Ngược lại, nếu chọn ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ đang

hiện diện trên thị trường, cũng có nghĩa bạn là người đi sau. Áp lực cạnh tranh sẽ rất lớn và bạn sẽ

chỉ có khả năng thành công với những suy nghĩ sáng tạo để cải tiến chất lượng, mẫu mã, giảm giá

thành,…hoặc áp dụng những cải tiến trong khâu marketing tiêu thụ sản phẩm. Do vậy yếu tố năng

động, sáng tạo rất cần được phát huy tối đa, ngay từ bước định hướng chiến lược này. Tóm lại, bạn

cần bám sát và nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường; đồng thời so sánh với khả năng đáp

ứng, ngay từ khâu suy nghĩ lựa chọn ý tưởng ban đầu về khởi nghiệp của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.