TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 199

195

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, giá cả sản phẩm ổn định theo dự kiến

kế hoạch. Đây là những yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiện cần thiết để kế hoạch tài chính có thể

được thực hiện, trên cơ sở đó đơn vị khởi nghiệp của bạn có thể tồn tại và phát triển trên thương

trường.

b/ Kế hoạch tài chính tổng hợp
Kế hoạch tài chính tổng hợp vừa đóng vai trò công cụ để thực hiện những mục tiêu trong dự

án khởi nghiệp, đồng thời cũng phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp của một đơn vị khởi nghiệp.

Trên cơ sở dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn vị khởi nghiệp của bạn cần xây dựng kế

hoạch tài chính tổng hợp. Kế hoạch này trước hết nhằm tìm kiếm, khai thác mọi nguồn lực tài chính

để có thể đáp ứng nhu cầu vốn của kế hoạch sản xuất-kinh doanh, bao gồm các nguồn lực tài chính

tự có của bản thân những người chủ xướng đề án khởi nghiệp và các nguồn tài trợ dưới hình thức

vay nợ từ các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức đầu tư mạo hiểm,…Đây là yếu tố vô cùng quan

trọng, bởi lẽ nó là yếu tố mang tính quyết định đối với việc triển khai đề án khởi nghiệp của bạn.

Tiếp theo, kế hoạch này cũng xác định chỉ tiêu dự kiến kế hoạch cũng như thực tế, kết quả kinh

doanh lãi (lỗ) theo từng khoảng thời gian biểu hiện qua chu chuyển các dòng vốn…

c/ Kế hoạch marketing
Các bạn tham gia hoạt động khởi nghiệp cần luôn nhớ rằng, sự tồn tại và phát triển của một

đơn vị sản xuất, kinh doanh khởi nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kết quả tiêu thụ sản phẩm của đơn

vị đó. Kết quả tiêu thụ sản phẩm như thế nào, ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, thị hiếu người tiêu

dùng,…còn phụ thuộc việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch marketing ra sao.

Cần lưu ý rằng, đối với đơn vị khởi nghiệp cung ứng cho thị trường những loại sản phẩm, dịch

vụ mới, cần quan tâm sử dụng các biện pháp quảng cáo cần thiết để có thể hướng dẫn người tiêu

dùng biết và sử dụng. Trường hợp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm đã có trên thị trường, cần có

kế hoạch quảng cáo, tiếp thị mới mẻ, sử dụng các kênh phân phối có tính độc đáo, để thu hút sự

quan tâm của khách hàng nhiều hơn; đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh

tranh đã và đang hiện diện trên thị trường.

2.2.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả hoạt động khởi nghiệp
Tùy theo mô hình tổ chức của đơn vị khởi nghiệp (có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần,…), bộ phận lãnh đạo (ban giám đốc, hội đồng quản trị) sẽ quản lý và điều hành mọi hoạt

động của đơn vị khởi nghiệp, thông qua hệ thống các kế hoạch đã được xây dựng.

Hệ thống các kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dự báo chiến lược kinh doanh của đơn vị khởi

nghiệp. Tuy nhiên quá trình điều hành hoạt động, việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp tình hình

thực tế là cần thiết, nhằm đạt được những mục tiêu định hướng của đơn vị khởi nghiệp.

Để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị khởi nghiệp, chúng ta có thể tìm hiểu thông qua mức

độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó trực tiếp là kế hoạch tài chính tổng hợp.

3. MỘT SỐ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN KHỞI NGHIỆP

Trước hết chúng tôi muốn khẳng định rằng sẽ không có giới hạn về phạm vi đối với người tham

gia khởi nghiệp. Điều đó có nghĩa là bất kỳ ai mong muốn đều có thể tiến hành khởi nghiệp. Tuy

nhiên khả năng và mức độ thành công lại phụ thuộc nhiều yếu tố. Sau đây chúng tôi trao đổi cùng

các bạn một số suy nghĩ mang tính gợi ý .

3.1. Mạnh dạn và tự tin
Khởi nghiệp, hơn nữa lại là trong trường hợp lập nghiệp, bạn thường có suy nghĩ là sẽ khó có

thể thành công, vì chưa tin vào năng lực của bản thân, kể cả về kiến thức chuyên môn cũng như tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.