21
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
tuổi lao động thất nghiệp, tăng 58.400 người so với quý 4/2015. Trong số những người thất nghiệp,
có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 42,43%), nhiều nhất ở nhóm trình độ đại học
trở lên (218.800 người), tiếp theo là nhóm cao đẳng (124.800 người) và trung cấp (70.200 người).
Tình trạng thất nghiệp trên đang là nỗi nhức nhối của gia đình và xã hội, phản ánh tâm trạng
chung lo sợ thất nghiệp trong tương lai của sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề trên toàn quốc nói chung và tại Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận nói riêng. Trước tình hình trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các tổ chức hội đoàn
thể, các doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm giúp sinh viên phát triển các
kỹ năng và kiến thức cần thiết để tăng cường khả năng khởi sự kinh doanh (KSKD), điều này tạo
động lực mạnh cho sinh viên có thể tự mở ra con đường tương lai cho bản thân. Hiện nay, số lượng
sinh viên sau khi tốt nghiệp có ý định “tự thân lập nghiệp” vẫn còn ít.
Vậy tại sao sinh viên không chủ động tạo cho mình ý định KSKD để từ đó tự tạo cho mình một
công việc ổn định phát huy kỹ năng và kiến thức mà đã được học ở trường sau khi tốt nghiệp? Tại
sao các bạn sinh viên phải bị động chịu thất nghiệp trong khi các bạn sinh viên hoàn toàn có quyền
cho việc thực hiện ý định KSKD của mình?
Để thúc đẩy tinh thần KSKD và “tư duy làm chủ” của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận mạnh dạn khởi sự kinh doanh sau khi tốt nghiệp đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm
giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho sinh viên học nghề sau khi ra trường và cũng góp phần giảm
áp lực thất nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điều gì ảnh hưởng đến ý định KSKD của
sinh viên? Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định
KSKD của sinh viên và đề xuất hàm ý quản trị nhằm khơi dậy và hình thành ý định KSKD trong
sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận.
2. KHÁI NIỆM KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH
Khởi sự kinh doanh là việc tận dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng
các phương thức hoạt động sáng tạo trong điều kiện môi trường ràng buộc bởi nguồn lực có hạn
(Austin, 2006; Mitch, 2002); khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh là quá trình thực
hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó (Nguyễn Ngọc
Huyền, 2016). Vậy khởi sự kinh doanh là quá trình tạo dựng một công việc kinh doanh mới của cá
nhân (hoặc cá nhân kết hợp cùng với người khác).
Ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình
thức hoạt động kinh doanh (Bird, 1988); ý định khởi sự kinh doanh là cam kết khởi sự bằng việc
tạo lập doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Vậy, ý định khởi sự kinh doanh là trạng thái mà một cá
nhân hướng đến tạo dựng một công việc kinh doanh mới; họ chưa kinh doanh nhưng có niềm tin là
tạo ra kinh doanh sẽ thành công.
3. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh bao gồm: kinh nghiệm, giáo dục, thái độ,
chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, tuổi tác (Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015); hoặc hỗ
trợ từ giáo dục, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, hỗ trợ từ môi trường như tín dụng, can thiệp chính sách
chính phủ,…(Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye, 2015); hoặc giáo dục
kinh doanh, ý kiến người xung quanh, hỗ trợ từ môi trường như vay vốn, chính sách chính phủ,…,
động cơ thúc đẩy kinh doanh, tính sáng tạo (Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor
Asiah Omar, 2016). Xuất phát từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này kế thừa và xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận (1) Thái độ, (2) Giáo dục kinh doanh, (3) Cảm nhận sự khát khao KSKD, (4) Cảm nhận tính
khả thi KSKD, (5) Ý kiến người xung quanh, (6) Nguồn vốn.