22
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện hành vi nào đó. Thái
độ đối với hành vi kinh doanh thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của
một cá nhân về hành vi dự định thực hiện (Ajzen, 1991). Ajzen, 1991 cho rằng, hành vi con người
bị tác động bởi niềm tin đối với hành vi; niềm tin này bao gồm thái độ tích cực hay tiêu cực đối với
hành vi. Hành động khởi sự kinh doanh sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ,
ý định về hành động đó. Trong nghiên cứu này, thái độ đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng
hộ hay phản đối của một người có ý định KSKD đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới. Thái
độ cũng góp phần quan trọng cho hiệu quả công việc trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực
kinh doanh nói riêng.
H1: Thái độ đối với hành vi kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên.
Giáo dục kinh doanh (giáo dục tinh thần kinh doanh) liên quan đến chương trình, các bài giảng
ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo
đuổi sự nghiệp kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi, Selvarajah và Meyer, 2011).
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Linan, 2004; Fayolle và Gailly, 2004; Ooi và cộng sự, 2011) đã kiểm
chứng giáo dục kinh doanh và ý định kinh doanh có mối liên kết tích cực với nhau; Theo nghiên cứu
điều tra mối quan hệ giữa giáo dục doanh nhân và ý định KSKD của sinh viên năm cuối tại các trường
đại học Ogun State ở Nigeria, những phát hiện cho thấy giáo dục doanh nhân có ảnh hưởng đáng kể
đến ý định kinh doanh của sinh viên. Giáo dục có ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên.
H2: Giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên.
Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh
(Krueger, 1993). Khi có sự thôi thúc, đam mê bắt buộc phải thực hiện thì việc nảy sinh ý định và
thực hiện ý định dễ dàng và nhanh chóng. Sự khát khao chính là động lực thúc đầy chủ thể kinh
doanh tiếp tục phát triển và hoàn thiện ý định của mình theo khả năng và điều kiện kinh tế hiện tại.
Sự đam mê kinh doanh có tác động đến ý định KSDN của sinh viên.
H3: Cảm nhận sự khát khao KSKD có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân cá nhân đó tin rằng có thể bắt đầu công việc kinh
doanh (Krueger,1993). Trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực KSKD nói riêng, khi cá nhân có
ý định làm bất cứ việc gì đó mà không tự tin về tính khả thi của nó thì ý định kia sẽ khó thực hiện
được, chẳng hạn ý định KSKD của cá nhân sẽ bị giảm sút khi thiếu tính khả thi của nó. Tính khả
thi mang lại sự hi vọng cho ý tưởng, lòng quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực. Sự hợp lý của
cách thức, mô hình kinh doanh hay kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng sẽ tác động đến mức
độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân (Linan và cộng sự, 2005).
H4: Cảm nhận tính khả thi KSKD có ảnh hưởng cùng chiều với ý định KSKD của sinh viên.
Theo Krueger và Brazeal (1994), ý kiến người xung quanh là thể hiện sự phản đối hay ủng hộ
của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân, đó là người thân, bạn bè và những người mà
cá nhân đánh giá là quan trọng. Hai tác giả cho rằng ý kiến người xung quanh thể hiện quan niệm của
một cá nhân về việc những người quan trọng đối với cá nhân đó suy nghĩ thế nào về việc họ KSKD.
Theo quan điểm của Begley và Tan (2001), Linan và Chen (2006) ý kiến của người thân đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở các nền văn hóa tập thể. Việt Nam là đất nước có truyền thống
văn hóa gia đình, nên tính độc lập của từng cá nhân, nhất là cá nhân vẫn còn đang đi học, chưa đi
làm, sống vẫn còn phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ thì ý kiến của cha mẹ, anh chị em trong gia
đình hay bạn bè xung quanh rất quan trọng đối với họ khi họ có ý định muốn làm một việc gì đó.
Chẳng hạn, cá nhân đó muốn thực hiện ý định KSKD, ý định này sẽ là một bước ngoặt lớn trong
cuộc đời của mỗi cá nhân và sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý kiến người xung quanh.