23
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
H5: Ý kiến người xung quanh có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Hầu hết những doanh nhân trẻ đều sử dụng
tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu KSKD, đây là nguồn tài chính quan trọng
nhất. Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định KSKD (Amou & Alex, 2014). Với cá nhân còn
đang đi học, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn từ cha mẹ chu cấp thì nguồn vốn để thực hiện ý định
KSKD chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn.
H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định KSKD của sinh viên.
Qua đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Thang đo
Để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị nội dung của thang đo các khái niệm nghiên cứu, các biến
quan sát phải tổng quát hóa các khái niệm. Thang đo “ý định KSKD của sinh viên” dựa vào thang
đo của Linan và cộng sự, 2005; Sagiri, 2009. Thang đo yếu tố “thái độ” dựa vào thang đo của
Amran Md Raslietal, 2013; Davidson P., 1995. Thang đo yếu tố “giáo dục kinh doanh” dựa vào
thang đo của Wang & Wong, 2004; Ibrahim & Soufani, 2002; Galloway & Brown, 2002; Garavan
& O’Cinneide, 1994; Lian, 2010. Thang đo yếu tố “Cảm nhận sự khát khao KSKD” thì tác giả dựa
vào thang đo của Wenjun Wang, Wei Lu, John Kent Millington, 2011. Thang đo yếu tố “ Cảm nhận
tính khả thi KSKD” thì tác giả dựa vào thang đo của Gaddam, 2008. Thang đo yếu tố “ Ý kiến
người xung quanh” thì tác giả dựa vào thang đo của Begley và Tan, 2001. Thang đo yếu tố “ Nguồn
vốn” thì tác giả dựa vào thang đo của Perera K.H. và cộng sự, 2011; Fatoki và cộng sự, 2010. Trên
cơ sở kế thừa các thang đo trên, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận
nhóm với 10 sinh viên hình thành nên thang đo chính thức (xem Phụ lục).
4.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp xử lý
Nghiên cứu này thực hiện khảo sát sinh viên năm cuối đang học tại Trường Cao đẳng nghề
Ninh Thuận. Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp từ các lớp sinh viên theo phương pháp lấy mẫu
thuận tiện đến khi thu đủ 200 phiếu hợp lệ. Trong 200 người phỏng vấn có 141 người là nữ, với tỷ
lệ là 70,5% còn lại có 59 là nam chiếm 29,5%. Về công việc làm thêm, trong tổng số 200 người
phỏng vấn hợp lệ, công việc làm thêm tự kinh doanh với 15 người chiếm 7,5%, làm việc ngoài giờ
tại các đơn vị kinh doanh khác là 69 người với 34,5%, công việc không liên quan đến kinh doanh
là 18 người chiếm 9,0%, công việc khác là 98 người chiếm 49,0%.
Từ dữ liệu thu thập, nghiên cứu này thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp Principal Component