25
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
5.3. Phân tích nhân tố thang đo ý định KSKD
Kết quả của phân tích có hệ số KMO = 0,607 >0,5 đạt yêu cầu và kiểm định Barlett’s có sig
= 0,000 cho thấy các biến quan sát này có độ kết dính với nhau và phù hợp cho việc phân tích
nhân tố khám phá. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal
Component và phép xoay Varimax phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 04 biến quan sát với
tổng phương sai trích là 58,048% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
5.4. Kiểm định giả thuyết bằng mô hình hồi quy bội
Kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy bội cho giá trị R
2
hiệu chỉnh 0,609 tức giải
thích được 60,9% giá trị. Các hệ số β chuẩn hóa lần lượt là β (Thái độ)=0,200 (sig =0,000); β
(cảm nhận tính khả thi khởi nghiệp)=0,162 (sig=0,002); β (cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh
doanh)=0,348 (sig=0,000); β (giáo dục kinh doanh)=0,170 (sig=0,002); β (nguồn vốn)=0,084
(sig=0,012); β (ý kiến người xung quanh)=0,132 (sig=0,017). Dò tìm các vi phạm giả thuyết đều
đạt yêu cầu và các hệ số VIF<2 không có hiện tượng đa cộng tuyến. Vậy các giả thuyết nghiên
cứu đều được chấp nhận.
6. THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ
Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy sáu yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận. Yếu tố “Cảm nhận sự khát khao KSKD” và
“Cảm nhận tính khả thi KSKD” có tác động cùng chiều tới ý định KSKD của sinh viên Trường Cao
đẳng Nghề Ninh Thuận. Đối với các nghiên cứu nước ngoài thì điểm này cũng được khẳng định
trong các nghiên cứu của Shapero và Sokol (1982); Krueger và Brazeal (1994. Điểm chung nhất có
thể thấy được từ các nghiên cứu trước đây vừa nêu giống với đề tài nghiên cứu của tác giả về yếu
tố này đó là khi bất cứ cá nhân nào có sự thôi thúc mạnh mẽ, sự khát khao KSKD thì sẽ có ý định
KSKD cao hơn cá nhân khác khi họ không có sự khát khao KSKD của sinh viên.
Đối với yếu tố “Thái độ” đối với hành vi kinh doanh của sinh viên thì cũng được khẳng định
trong nghiên cứu của Ajzen, 1991; Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015; Trong các nghiên cứu
khác trên thế giới của nhóm tác giả Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye,
2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor Asiah Omar, 2016 thì yếu
tố “Thái độ” đối với hành vi kinh doanh lại không được đề cập đến trong các yếu tố tác động đến ý
định KSKD của sinh viên. Điểm chung có thể thấy được về yếu tố “Thái độ” đối với hành vi kinh
doanh của sinh viên đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của sinh viên có
ý định KSKD đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới.
Đối với yếu tố “Giáo dục kinh doanh” và “Ý kiến người xung quanh” có tác động cùng chiều
đến ý định KSKD của sinh viên. Điều này cũng có tương đồng với quan điểm trong các nghiên
cứu nước ngoài của nhóm tác giả Omid Yaghmaei và Iman Ghasemi, 2015; Richard Denanyoh,
Kwabena Adjei, Gabriel Effah Nyemekye, 2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath
Aroosha, Nor Asiah Omar, 2016. Điểm chung có thể thấy được về yếu tố này đó là khi sinh viên
được giáo dục kinh doanh (giáo dục tinh thần kinh doanh) liên quan đến chương trình, các bài giảng
ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo
đuổi sự nghiệp kinh doanh thì cũng góp phần giúp sinh viên dễ thực hiện ý định KSKD của mình.
Ngoài ra, nếu sinh viên được những người xung quanh ủng hộ việc KSKD thì ý định KSKD của
sinh viên cũng tăng lên nhiều hơn.
Yếu tố “Nguồn vốn” tác động cùng chiều và yếu nhất đến ý định KSKD của sinh viên. Điều
này cũng có trùng hợp với quan điểm của nhóm tác giả Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, Gabriel
Effah Nyemekye, 2015; nhóm tác giả Muhammad Azrin Nazri, Haleemath Aroosha, Nor Asiah