27
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
mật thiết đến “thái độ đối với hành vi kinh doanh”. “Thái độ đối với hành vi kinh doanh” là yếu tố
tác động mạnh xếp thứ hai với hệ số β là 0,200. Do đó, nhà trường cần phải giúp sinh viên có thái
độ tích cực đối với hành vi kinh doanh trong sinh viên như sau:
Nhà trường nên tổ chức giờ ngoại khóa tại trường để giáo viên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thông qua đó, sẽ biết được mục tiêu nghề nghiệp của
sinh viên sau khi họ ra trường. Từ đó, sẽ hướng sinh viên chưa có và đang có ý định KSKD có thái
độ tích cực hơn đối với hành vi kinh doanh.
Đoàn trường nên thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp của sinh viên tại trường, thường xuyên tổ
chức câu lạc bộ này để giúp các sinh viên mạnh dạn trao đổi với nhau, với giáo viên hay chủ doanh
nghiệp những điều chưa hiểu về kinh doanh, góp phần giúp sinh viên nhận biết được những cơ hội,
thách thức trong tương lai của lĩnh vực kinh doanh để hướng sinh viên có những mục tiêu nghề
nghiệp rõ ràng hơn.
Hàm ý quản trị về “giáo dục kinh doanh”
Yếu tố “giáo dục kinh doanh” có trọng số cao tiếp theo sau yếu tố “thái độ đối với hành vi kinh
doanh”, cho thấy mức độ thực hiện ý định KSKD của sinh viên có liên quan đến “giáo dục kinh
doanh”. “Giáo dục kinh doanh” là yếu tố tác động mạnh xếp thứ ba với hệ số β là 0,170. Do đó,
nhà trường cần phải giúp sinh viên có thêm kiến thức giáo dục kinh doanh trong sinh viên như sau:
Nhà trường nên đưa thêm môn học chung bắt buộc cho tất cả các ngành mà trường đào tạo, đó
là môn học “Khởi sự kinh doanh”. Sinh viên được học môn này sẽ tăng thêm kiến thức về giáo dục
kinh doanh góp phần tác động tốt đến ý định KSKD trong sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhà trường nên phối hợp với Tỉnh Đoàn thường xuyên tổ chức những hoạt động định hướng về
khởi nghiệp cho sinh viên (các hội thảo khởi nghiệp, các cuộc thi khởi nghiệp) chia sẻ những kiến
thức, kinh nghiệm từ những doanh nhân thành đạt.
Hàm ý quản trị về “cảm nhận tính khả thi KSKD”
Yếu tố “cảm nhận tính khả thi KSKD” có trọng số cao xếp thứ tư sau yếu tố “giáo dục kinh
doanh”, cho thấy mức độ thực hiện ý định KSKD của sinh viên có liên quan đến “cảm nhận tính
khả thi KSKD”. “Cảm nhận tính khả thi KSKD” là yếu tố tác động mạnh xếp thứ tư với hệ số β là
0,162. Do đó, nhà trường cần phải giúp sinh viên nâng cao cảm nhận tính khả thi KSKD trong sinh
viên như sau:
Để giúp sinh viên tự tin lập kế hoạch kinh doanh khả thi, bên cạnh giáo dục kiến thức kinh
doanh nhà trường nên tăng cường tổ chức các lớp ngoại khóa cho sinh viên tham quan thực tế
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh,… giúp sinh viên học hỏi mô hình tổ chức kinh doanh thực tế.
Thông qua đó, sinh viên có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho bản thân trong tương lai,
từ đó họ vạch ra kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, rõ ràng để tự tin hơn khi họ muốn thực hiện ý
định KSKD của mình.
Ngoài ra, thông qua câu lạc bộ khởi nghiệp của sinh viên, đoàn trường nên sưu tầm những đoạn
phim về tấm gương doanh nhân thành đạt và cả những bạn trẻ dám mạo hiểm kinh doanh nhưng
chưa thành công. Thông qua đó, sinh viên sẽ lắng nghe những thất bại và cả sự thành công trong
kinh doanh để họ tập cho mình dám đối diện với thất bại, xem thất bại như bài học về “văn hóa thất
bại” trong kinh doanh. Vượt qua trở ngại này, sinh viên sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi KSKD.
Hàm ý quản trị về “Ý kiến người xung quanh”
Yếu tố “ý kiến người xung quanh” có trọng số cao xếp thứ năm sau với β là 0,132. Để giúp
gia đình, bạn bè, những người quan trọng của sinh viên ủng hộ họ KSKD sau khi tốt nghiệp, nhà
trường nên: