26
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Omar, 2016. Điểm giống này điều thể hiện khi sinh viên được hỗ trợ vay vốn thuận lợi thì cũng góp
phần nâng cao ý định KSKD của sinh viên.
7. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
7.1. Kết luận
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến ý định KSKD của sinh viên và đề xuất hàm ý quản trị nhằm khơi dậy và hình thành ý định
KSKD trong sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận.
Để thực hiện mục tiêu trên đây, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 6 yếu
tố: (1) Thái độ; (2) Giáo dục kinh doanh; (3) Cảm nhận sự khát khao KSKD; (4) Cảm nhận tính khả
thi KSKD; (5) Ý kiến người xung quanh và (6) Nguồn vốn. Sáu biến độc lập này được đo lường
bằng 23 biến quan sát. Kết quả phân tích được tóm tắt như sau:
Từ 6 nhóm yếu tố với 23 biến quan sát (độc lập) ban đầu qua phân tích Cronbach’s Alpha, các
biến đều phù hợp và tiếp tục đưa vào phân tích các bước tiếp theo.
Thực hiện phép xoay Varimax bằng phần mềm SPSS 20.0, biến TD2 và GD2 có hệ số tải nhân
nhỏ hơn 0,5 do đó bị loại bỏ. Như vậy, sau khi phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 21 biến
quan sát và tiếp tục đưa vào phân tích bước tiếp theo.
Kết quả phân tích hồi quy bội đã xác định ý định KSKD của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề
Ninh Thuận chịu sự ảnh hưởng cùng chiều vào 06 yếu tố như giả thuyết ban đầu. Trong số các yếu
tố tác động đến ý định KSKD của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận thì yếu tố “Cảm
nhận sự khát khao KSKD” là yếu tố tác động mạnh nhất với hệ số β là 0,348; tiếp theo là yếu tố
“Thái độ đối với hành vi kinh doanh” với hệ số β là 0,200; yếu tố “ Giáo dục kinh doanh” với hệ
số β là 0,170; yếu tố “Cảm nhận tính khả thi KSKD” với hệ số β là 0,162; yếu tố “Ý kiến người
xung quanh”với hệ số β là 0,132, trong khi đó yếu tố “Nguồn vốn” có tác động yếu nhất với hệ số
β là 0,129.
7.2. Hàm ý quản trị
Hàm ý quản trị về cảm nhận sự khát khao KSKD
Hệ số hồi quy chuẩn hóa của yếu tố “cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh” có trọng số
cao nhất (β=0,348) cho thấy mức độ thực hiện ý định KSKD của sinh viên có liên quan mật thiết
đến “cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh”. Do đó, nhà trường cần phải tập trung khơi dậy
và nâng cao sự cảm nhận khát khao KSKD trong sinh viên như sau:
Nhà trường nên tăng cường phối hợp với các tổ chức câu lạc bộ khởi nghiệp trong nước để mở
các lớp học ngoại khóa thiết thực cho sinh viên. Đoàn trường nên phát động các cuộc thi về hình
thành ý tưởng kinh doanh trong sinh viên, phối hợp với các tổ chức khác để tổ chức các hội chợ
kinh doanh giúp cho sinh viên có thể mạnh dạn thực hiện thử ý định kinh doanh cho những sản
phẩm tự làm.
Ngoài ra, sinh viên rất cần được thấy rõ những tấm gương điển hình thành đạt trong kinh doanh.
Chính vì vậy, nhà trường nên tổ chức các buổi tọa đàm giữa doanh nhân thành đạt với sinh viên
của trường để nói chuyện, trao đổi chia sẻ kiến thức kinh doanh, tổ chức các cuộc thi viết kế hoạch
kinh doanh, các cuộc tham quan thực tế doanh nghiệp để truyền cảm hứng, khơi dậy tinh thần kinh
doanh và sự khát khao KSKD cho sinh viên.
Hàm ý quản trị về “thái độ đối với hành vi kinh doanh”
Yếu tố “thái độ đối với hành vi kinh doanh” có trọng số cao tiếp theo sau yếu tố “cảm nhận sự
khát khao KSKD”, cho thấy mức độ thực hiện ý định KSKD của sinh viên có liên quan tương đối