TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 39

35

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; (ii)

Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ

và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao

năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường

tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Xây

dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển; (viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển; Nghị quyết

35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà nước sẽ có

những chính sách đặc thù để hỗ trợ DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng

tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu

tư triển khai xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV [5].

Cơ chế và chính sách trên đã giúp DNNVV cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

ổn định, tiếp cận được nguồn tài chính, tín dụng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, giải

quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ khu vực

DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa cụ thể. Các hỗ trợ

theo cơ cấu vùng, miền và ngành nghề chưa hợp lý, triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp

doanh nghiệp chưa được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương.

3.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam
3.2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam từ 2013-2015
Các điều kiện khung của khởi nghiệp (EFCs) được trình bày trong Bảng 1, kết hợp hài hòa giữa

các chỉ số đo lường kinh doanh và chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh, phù hợp với giả thiết mà

nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng môi trường kinh doanh có vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh

doanh. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận Chỉ số Khởi nghiệp

toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor – GEM) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) cho thấy tồn tại nhiều chỉ số thấp trong hoạt động khởi nghiệp trong thời gian qua,

thể hiện qua Bảng 2.

Bảng 2: Điều kiện khởi nghiệp của Việt Nam từ 2013-2015

Đơn vị : Thang điểm từ 1 (rất kém) - 5 (rất tốt)

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Điểm

Thứ

hạng/62

Điểm

Thứ

hạng/73

Điểm

Thứ

hạng/69

1-Tài chính cho kinh doanh

2,40

42

2,37

44

2,12

50

2a-Chính sách Chính phủ

2,89

20

2,93

20

2,78

15

2b-Quy định Chính phủ

2,77

13

2,46

32

2,62

25

3-Chương trình hỗ trợ Chính phủ

2,50

38

2,35

54

2,14

50

4a-Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông

1,97

46

1,83

51

1,57

47

4b-Giáo dục kinh doanh sau phổ thông

2,64

50

2,64

58

2,53

47

5-Chuyển giao công nghệ

2,54

20

2,30

40

2,33

30

6-Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

2,89

45

2,93

41

2,93

42

7a-Năng động của thị trường nội địa

3,50

15

3,71

6

3,59

11

7b-Độ mở của thị trường nội địa

2,66

32

2,43

52

2,51

58

8-Cơ sở hạ tầng

3,58

43

3,75

39

4,07

17

9-Văn hóa và chuẩn mực xã hội

3,10

20

3,13

17

3,23

14

Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015

Bảng 2 cho thấy, giai đoạn 2013-2015 các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam không

có nhiều thay đổi về xu hướng phát triển và trong tương quan với nhau. Năm 2015, chỉ số cơ sở hạ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.