34
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
tục duy trì hệ sinh thái này vẫn cần sự tham gia của chính phủ. Chính phủ có chính sách phù hợp hỗ
trợ khởi nghiệp: Đầu tư, đồng hành, tạo môi trường liên kết và có những chủ trương khuyến khích
khởi nghiệp từ trong trường học; xã hội luôn có đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ khởi
nghiệp; các doanh nghiệp lớn đã thành danh luôn tìm cách kết nối, khuyến khích, sử dụng dịch vụ
của các công ty khởi nghiệp... Bên cạnh đó giáo dục cần trang bị những kiến thức cơ bản cho tinh
thần khởi nghiệp trong mỗi công dân. Người Israel cho rằng, ý chí khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
sẽ hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, trẻ em được khuyến khích sống với tự nhiên, phát triển
trí tò mò, tìm hiểu mọi thứ trong thiên nhiên và cuộc sống, ở tuổi thiếu nhi, các em được dạy cách
sống tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân và học cách chấp nhận rủi ro, thất bại; đến tuổi thiếu
niên được học cách xây dựng tình đồng đội, bạn bè, cách hành động nhanh,ra quyết định táo bạo
để chiếm lĩnh mục tiêu, sẵn sàng đương dầu với khó khăn, nguy hiểm [6].
2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn quốc
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc là một môi trường tập hợp nhiều tác nhân có quan hệ
một cách hữu cơ nhằm giúp nhau cùng phát triển. Theo phương thức này, Chính phủ Hàn Quốc đã
điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế để hỗ trợ 2 tác nhân chủ yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp
là doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư cho khởi nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
tiếp cận nguồn vốn từ thị trường, cũng như tạo cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn cho nhà đầu tư, tháng
7/2013, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Sàn Giao dịch chứng khoán Korea New Exchange để
giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghệp; Chính phủ Hàn Quốc triển khai kế
hoạch đầu tư 2,91 tỷ USD, trong đó phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư vào các doanh
nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ ”Nhà đầu tư thiên thần” tư nhân; Chính phủ Hàn Quốc còn
giảm bớt một số loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế
với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mặt khác, Chính phủ cũng thiết lập các quỹ đầu tư thiên thần nhà nước dành cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp với quy chế hoạt động đặc biệt, theo đó mặc dù sử dụng vốn của nhà nước nhưng nếu
dự án đầu tư vào bị thất bại, những người đứng đầu quỹ cũng không bị truy cứu trách nhiệm [1].
3. THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
3.1 Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó chủ yếu là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban
hành Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện
phát triển kinh tế tư nhân. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật doanh
nghiệp sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Khoa học và
Công nghệ, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi),
Luật Đầu tư công...
Chính phủ đã ban hành một số văn bản hỗ trợ như: Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ Trung ương
tới địa phương; Quyết định 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm giai
đoạn 2006 - 2010, đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước;
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP)
quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV (Hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao
năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham gia mua sắm, cung ứng
dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp);
Quyết định 1231/QĐ-TTg, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm sau: (i)