TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 36

32

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ,

công nghệ, mô hình kinh doanh mới; mở rộng cơ hội để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

ở Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Ngày 18-5-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”

.

Tuy nhiên,

việc

khởi nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

Đó là, đa số doanh nghiệp khởi nghiệp thường non

trẻ, nguồn tài chính không có nhiều, đội ngũ nhân sự chỉ là những người làm chuyên môn. Do đó,

những kiến thức về thủ tục hành chính, pháp lý…đang khiến những doanh nghiệp khởi nghiệp còn

gặp nhiều lúng túng. Do đó, việc cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào khởi

nghiệp tại Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng.

2. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM TẠO LẬP HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP

2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp
2.1.1. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp
Hiện nay các nhà hoạch định chính sách bắt đầu thừa nhận giá trị của hình thức hỗ trợ dựa trên

cơ sở hệ thống đối với tinh thần khởi nghiệp. Điều này thể hiện qua một sự chuyển hướng từ chỗ

can thiệp cụ thể vào doanh nghiệp sang các hoạt động toàn diện hơn với sự chú trọng nhằm vào

việc phát triển các mạng lưới, điều chỉnh các ưu tiên, xây dựng các năng lực tổ chức mới và thúc

đẩy sự phối hợp giữa các thành phần tham gia khác nhau.

Hệ sinh thái thường được hiểu là những tác nhân trong một môi trường cụ thể có quan hệ một

cách hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển, hay nói cách khác sự phát triển của tác nhân

này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác để cộng đồng ngày một phát triển rộng rãi và

bền vững hơn.

Hệ sinh thái khởi nghiệp là một khuôn khổ được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông

qua tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Trong hệ sinh thái năng

động, các doanh nghiệp mới có các cơ hội để phát triển.

Có thể định nghĩa Hệ sinh thái khởi nghiệp: là một tập hợp các tác nhân kinh doanh (tiềm năng

và hiện tại) liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm,

các thiên thần đầu tư, các ngân hàng), các định chế (trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà

nước, các thực thể tài chính) và các quá trình kinh doanh (như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số các

công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh nhân khởi nghiệp liên tục,

mức độ tâm lý bán tháo trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất chính thức

và không chính thức để kết nối, giàn xếp và chi phối các hoạt động trong môi trường doanh nghiệp

địa phương [2].

Mỗi quốc gia có thể chế định hình mang tính lịch sử khác nhau tạo nên những lợi thế cạnh tranh

cũng như những thách thức của mỗi nước cũng khác nhau. Do đó, hệ sinh thái khởi nghiệp ở mỗi

nước phải có tính độc đáo riêng.

2.1.2. Các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp

Có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng xác định những điều kiện cấu

thành môi trường hay những dấu hiệu cơ bản để nhận biết hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong bài viết này

chúng tôi giới thiệu đi

ều kiện khung khởi nghiệp (Entrepreneuship Framework Conditions - EFCs)

của Tổ chức Giám sát Tinh thần khởi nghiệp Toàn cầu - Global Entrepreneurship Monitor (GEM),

EFCs có thể được xem xét như là các thành phần cốt yếu của một hệ sinh thái - trong đó quá trình

tạo lập doanh nghiệp mới được hình thành và tăng trưởng. Những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp

đến sự tồn tại của các cơ hội khởi nghiệp; đến năng lực khởi nghiệp và là cơ sở để chọn lựa những

ưu tiên trong hoạch định chính sách, nhờ đó có thể xác định và lượng hóa mức độ năng động của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.