31
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
NHẰM THÚC ĐẨY PHONG TRÀO KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Lê Thế Phiệt
1
TÓM TẮT
Xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Bài viết
này đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp qua cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp của chính phủ và qua Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy chính phủ đã
có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, bên cạnh đó chỉ số hệ sinh thái khởi
nghiệp Việt Nam có mức độ phát triển ổn định trong thời gian qua nhưng còn thấp so với các nước
khu vực ASEAN. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
hệ sinh thái khởi nghiệp, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Từ khoá: Doanh nghiệp khởi nghiệp, Hệ sinh thái khởi nghiệp, Khởi nghiệp.
IMPROVING ECOLOGICAL IMPROVEMENTSTO PROMOTE
THE DEVELOPMENT IN VIETNAM
ABSTRACT
Establishing a start-up ecosystem to create an advantaged and supporting environment for
start-up businesses will enhance the country’s competitiveness and boost up economic growth. This
article evaluates the status of existing start-up ecosystems via mechanisms and supporting policies
for startup entrepreneurial activity from Report entrepreneurship index Vietnam. The results
show that the government has necessary channels and policies to support start-up enterprises; in
addition, the index of Vietnamese start-up ecosystem has a stable level of development in recent
years but still low compared to that of the ASEAN countries. Based on the current analysis, the
paper proposes some approaches to improve the start-up ecosystem and promote the start-up trends
in Vietnam.
Keywords: startup business, startup ecosystem, startup
1. GIỚI THIỆU
Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn nâng cao khả năng
cạnh tranh bằng cách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, và nỗ lực kiến tạo cộng đồng khởi nghiệp tại
quốc gia mình trở thành nơi mà “quá trình quản trị trong mọi tổ chức đều hướng đến mục tiêu: biến
sự Sáng tạo và Tinh thần khởi nghiệp trở thành các hoạt động bình thường diễn ra hàng ngày” [3].
Để hội nhập và cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải trở thành một quốc
gia khởi nghiệp. Hiện tại, Việt Nam hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, số lượng
doanh nghiệp khởi không ngừng tăng nhanh so với các năm trước đây. Xét theo mật độ, các công ty
khởi nghiệp trên đầu người ở Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có
2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ) [4]. N
ăm 2016
là năm của tinh thần khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp đã được khơi dậy từ Nghị quyết Đại hội lần
thứ 12 của Đảng, Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp và từ động thái rất tích cực của Chính
phủ. V
ới mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và
1 Giảng viên, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên