44
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Và từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre, do đó việc đánh giá một
cách chính xác về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên tại
trường Cao đẳng Bến Tre là cần thiết. Từ đó có hướng đề xuất nhằm phát huy tài năng trẻ trong sinh
viên ham mê khởi nghiệp, ham mê thử thách, đương đầu với khó khan nhăm mục đích làm giàu.
Tác giả quyết định chọn nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự
doanh nghiệp của sinh viên tại trường Cao đẳng Bến Tre” là cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Khởi nghiệp là quá trình thiết kế, mở ra và vận hành một doanh nghiệp mới, mà thường bắt đầu
như một doanh nghiệp nhỏ, cung cấp một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ để bán hoặc cho thuê
1
.
Khởi nghiệp là quá trình mà một cá nhân (hoặc nhóm) xác định một cơ hội kinh doanh; mua lại và
triển khai các nguồn lực cần thiết để khai thác nó, việc khai thác các cơ hội kinh doanh có thể bao
gồm các hoạt động như phát triển một kế hoạch kinh doanh, thuê nguồn nhân lực, huy động được
nguồn tài chính và nguyên vật liệu, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, và chịu trách nhiệm cho sự thành
công hay thất bại của công việc kinh doanh
2
.
Nghiên cứu của Zahariah Mohd Zain và cộng sự (2010) đã chứng minh có 3 yếu tố ảnh hưởng
đến khơi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên là: tham gia các khóa học kinh doanh; Ảnh hưởng
từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình; Đặc điểm cá nhân.
Nghiên cứu của Wenjun Wang và cộng sự (2011) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi
sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: sự ham muốn kinh doanh; sự sẵn sàng kinh doanh; kinh
nghiệm làm việc; nền tảng kinh doanh của gia đình; đạo đức kinh doanh có tác động trực tiếp đến
ý định khởi sự doanh nghiệp của các bạn sinh viên.
Nghiên cứu của Perera K. H (2011) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp
của sinh viên bao gồm: yếu tố xã hội; yếu tố tâm lý; yếu tố kinh tế; yếu tố chính trị, pháp lý.
Nghiên cứu của Francisco Linan và cộng sự (2011) đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự
doanh nghiệp của các bạn sinh viên bao gồm: sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch định,
liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng – chìa khóa cho sự thành công; sự ưu tiên cho
các công việc có ích.
Nghiên cứu của Fatoki (2010) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của các
bạn sinh viên bao gồm: việc làm; quyền tự chủ; sáng tạo; kinh tế và nguồn vốn; những trở ngại cho
mục đích kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp là: nguồn vốn, kỹ năng, sự hỗ trợ.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) đã chỉ ra có 4 nhân tố tác động đến ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ và sự đam mê; sự sẵn sàng kinh doanh;
quy chuẩn chủ quan; giáo dục; trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý
định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên.
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) đã chỉ ra có 6 nhân tố tác động
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên bao gồm: động lực trở thành doanh nhân; nền tảng
gia đình; chính sách chính phủ và địa phương; tố chất doanh nhân; khả năng tài chính; đặc điểm
cá nhân.
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng
1 Theo Từ điển mở Wikipedia
2 Theo Từ điển mở Wikipedia