59
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
Theo Preeti Tiwari et al., (2017), trí tuệ cảm xúc, tính sáng tạo và nghĩa vụ đạo đức có ảnh hưởng
quan trọng đối với ý định của sinh viên lựa chọn kinh doanh xã hội. Bên cạnh đó các quy chuẩn
chủ quan, nhận thức về kiểm soát hành vi và thái độ trở thành một Doanh nhân xã hội cũng có tác
động tích cực đối với các ý định kinh doanh xã hội. Mair và Noboa (2006) đã chỉ ra ý định khởi sự
DNXH bắt đầu từ nhận thức về đạo đức tới sự đồng cảm chính đáng. Họ cho rằng yếu tố đạo đức
là yếu tố then chốt để phân biệt các Doanh nhân xã hội từ các doanh nhân kinh doanh. Nghiên cứu
của Hockerts (2017) dựa trên mô hình đề xuất của Mair and Noboa (2006) phát hiện kinh nghiệm
trước đó tiên đoán được ý định kinh doanh xã hội. Tính tự chủ DNXH có tác động lớn nhất đến
các ý định cũng như tự đáp ứng tốt nhất đến kinh nghiệm trước đây. Các yếu tố nghĩa vụ đạo đức,
sự thấu cảm và hỗ trợ xã hội, các dịch vụ học tập trong các tổ chức xã hội sẽ có xu hướng thúc đẩy
các ý định kinh doanh xã hội. Trong mô hình “Lý thuyết về hành vi kế hoạch” của Ajzen (1991)
chứng minh rằng, các ý định để thực hiện các hành vi khác nhau có thể được dự đoán với độ chính
xác cao từ thái độ đối với hành vi, các chỉ tiêu chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Và những
ý định này, cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi đã tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hành vi
thực tế. Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 4 yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự DNXH của sinh viên gồm: thái độ đối với hành vi, nhận thức hành
vi, hỗ trợ xã hội, hoàn cảnh gia đình; biến Ý định và biến điều khiển (hình 1).
Dựa trên lược khảo tài liệu và cơ sở lý thuyết qua các nghiên cứu của Ajzen (1991), Preeti
Tiwari et al. (2017), Driessen and Zwart (2007), Hockerts (2017), Wongnaa và Seyram (2014),
Souitaris et al. (2007), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Thu Thủy (2015) bộ
tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự DNXH của sinh viên ĐHCT gồm 30
biến quan sát, bao gồm thái độ đối với hành vi (8 biến quan sát), nhận thức hành vi (7 biến quan
sát), hỗ trợ xã hội (7 biến quan sát), hoàn cảnh gia đình (4 biến quan sát), Thang đo “Ý định khởi
sự doanh nghiệp” dựa vào thang đo của Linãn và cộng sự (2005) và Hockerts (2017) gồm 4 biến
quan sát. Thang đo Likert 7 mức độ được sử dụng để đánh giá 1 là “Hoàn toàn rất không đồng ý”
cho đến 7 là “Hoàn toàn rất đồng ý”.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất