TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 64

60

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tạp chí khoa học, các báo cáo liên quan trong và ngoài

nước. Số liệu sơ cấp thu thập bằng cách phỏng vấn sinh viên khóa 40, 41 trường ĐHCT. Theo Hair

và cộng sự (1998), dựa vào số lượng các biến đo lường để xác định kích thước mẫu. Kích thước

mẫu tối thiểu cần phải từ 50 trở lên và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1. Nghiên cứu này bao gồm

30 biến quan sát, do đó số quan sát tối thiểu của nghiên cứu là 150. Do bài nghiên cứu chọn mẫu

thuận tiện nên số quan sát thực tế là 225, đảm bảo số mẫu để thực hiện tốt nghiên cứu.

2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá thực trạng ý định khởi

sự DNXH của sinh viên trường ĐHCT. Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định sự phù hợp

của thang đo. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để gom nhóm các biến và sử dụng

mô hình hồi quy đa biến nhằm ước lượng và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đến

ý định khởi sự DNXH của sinh viên trường ĐHCT. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn sử dụng phân

tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt của sinh viên đối với ý định khởi sự DNXH.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 48% là sinh viên nam và 52% là sinh viên nữ. Tỉ lệ nữ giới

nhiều hơn nam giới phù hợp với thực tế tại trường ĐHCT là số lượng nữ sinh nhiều hơn nam sinh.

Hơn 55% sinh viên sống ở khu vực nông thôn và gần 45% sống ở khu vực thành thị. Sinh viên năm

3 chiếm tỉ lệ 60% và 40% là sinh viên năm 4. Có 30% sinh viên Kinh tế, 22% sinh viên Công nghệ,

sinh viên khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng chiếm 26% và còn lại 22% sinh viên thuộc các

khoa, viện khác của trường. Nhìn chung, số sinh viên có kinh nghiệm làm thêm nhiều khoảng gấp

3 lần sinh viên không có làm thêm. Có hơn 91% sinh viên đã từng tham gia các hoạt động tình

nguyện/ thiện nguyện. Qua đó cho thấy tinh thần tham gia các hoạt động thiện nguyện của sinh

viên rất cao. Những gia đình đáp viên có kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ 52,4%. Trong số những

đáp viên mà gia đình có kinh doanh, buôn bán khi được hỏi có thừa kế công việc kinh doanh của

gia đình hay không thì có 88% đáp viên trả lời là “Không”, chỉ có 12,0% đáp viên trả lời là “Có”.

Điều này cho thấy phần lớn đáp viên đều không muốn thừa kế công việc kinh doanh của gia đình,

có thể họ muốn tự lập hoặc tự khởi nghiệp theo sở thích riêng của họ.

3.2 Thực trạng chung về ý định khởi sự DNXH của sinh viên ĐHCT
Thực trạng chung về ý định khởi sự DNXH của sinh viên ĐHCT từ kết quả khảo sát 225 đáp

viên được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Thực trạng chung về ý định khởi sự DNXH

Mô tả

Tỷ lệ (%)

Khả năng khởi nghiệp của sinh viên:
-

Không khó cũng không dễ

48,0

-

Không dễ dàng

44,9

Lí do quan trọng mà sinh viên cho rằng sẽ không khởi nghiệp:
-

Thiếu kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm

30,2

-

Thiếu vốn

27,7

-

Thiếu mối quan hệ

18,1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.