64
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
giao lưu với sinh viên để trao đổi kinh nghiệm về DNXH, tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập
trong các DNXH tại Việt Nam. Trường cần tăng cường tuyên truyền về các tấm gương doanh nhân
xã hội tiêu biểu, thành đạt, đặc biệt là những người trẻ tuổi để sinh viên có khát khao, động lực
học tập. Hai là, nâng cao tinh thần nhân đạo trong sinh viên: Nhà trường cần tạo điều kiện hơn
nữa cho các câu lạc bộ, hội/đoàn thể được thành lập có các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện
ở vùng sâu, vùng xa để sinh viên có những trải nghiệm về nhiều vấn đề xã hội – môi trường cần
được giải quyết. Ba là, nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên: Nhà trường cần liên kết với các
DNXH mở các lớp đào tạo Doanh nhân xã hội để sinh viên được học những kiến thức về DNXH,
có nhận thức và kỹ năng tốt để biến vấn đề thành cơ hội và sẽ tự bản thân xử lý dự án của mình
để phát triển kỹ năng khi trở thành một Doanh nhân xã hội. Nhà trường cần tăng cường các hoạt
động truyền cảm hứng, hoạt động ngoại khóa về khởi sự DNXH cho sinh viên. Nhà trường cần
liên kết với các trường đại học khác trong nước và các DNXH tổ chức cuộc thi kế hoạch kinh
doanh xã hội để tìm kiếm tài năng doanh nhân xã hội trẻ. Hình thành các trung tâm ươm tạo
DNXH nhằm định hướng rõ ràng, cụ thể cho ý tưởng kinh doanh xã hội của sinh viên được hiện
thực hóa. Sinh viên được học cách quản lí, điều hành, dẫn dắt và định hướng doanh nghiệp của
mình như một Doanh nhân xã hội thực. Nhà trường cần có những chính sách ưu tiên để khuyến
khích đối với những sinh viên nghiên cứu về DNXH. Bốn là, nâng cao các chính sách hỗ trợ từ
nhà trường: Nhà trường cần đổi mới nhận thức và mục tiêu đào tạo, mở ra cho sinh viên tư duy
làm chủ, có một tinh thần doanh nhân xã hội. Đưa chủ đề khởi sự kinh doanh xã hội vào nội dung
giảng dạy với các bài tập tình huống, và yêu cầu lập kế hoạch kinh doanh xã hội. Trường cần có
các định hướng rõ ràng với các thầy/cô giảng dạy để hoạt động giảng dạy không chỉ còn là truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh xã hội mà còn truyền cả nhiệt huyết, đam mê và tình yêu
đối với kinh doanh xã hội. Mời chuyên gia hay khách mời là chủ các DNXH tham gia giảng dạy
một hay một số nội dung trong học phần khởi sự doanh nghiệp. Năm là, nâng cao chính sách hỗ
trợ từ Chính phủ: Nhà trường cần kết hợp với các cơ quan hứu quan tổ chức các buổi giao lưu
trao đổi về Luật Doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lí cho các DNXH mới khởi nghiệp để sinh viên có
kiến thức về luật, có định hướng kinh doanh xã hội đúng đắn.
Các hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai: Trên thực tế có nhiều yếu tố khác có thể tác
động tới ý định khởi sự DNXH của sinh viên như trí tuệ cảm xúc, lòng thương cảm, sự sáng tạo,
v.v. chưa được xem xét trong nghiên cứu này. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể tăng cường làm rõ
mối quan hệ giữa ý định khởi sự DNXH và quyết định khởi sự DNXH. Các nghiên cứu cũng có thể
tập trung sự khác biệt về ý định khởi sự DNXH giữa các trường đại học để gia tăng ý định khởi sự
DNXH cho sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu có thể mở rộng về ý định khởi sự DNXH và tác động
của chương trình đào tạo tới ý định khởi sự DNXH của sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision
Processes. 50: 179-211.
2.
Driessen & Zwart, 2007. The Entrepreneur Scan Measuring Characteristics and Traits of
Entrepreneurs. 18 (3): 91 – 104.
3.
Fishbein M and Ajzen I, 1975, “Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to Theory
and Reseach”, New York, NY: Addison-Wesley.
4.
Hair JF et al, 1998. Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall International, Inc.
5.
Hockerts, 2017. Determinants of Social Entrepreneurial Intentions. Entrepreneurship
theory and practice. 33(3): 593-617
6.
Linãn et al, 2005. Factor affecting entrepreneurial intention levels. 45th Congress of European
Regional Science Association, Amsterdam, 23-27 August.