TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 81

77

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

2. NỘI DUNG

2.1 Khởi nghiệp và ý tưởng khởi nghiệp
2.1.1 Khởi nghiệp
Quan điểm về khởi nghiệp khá rộng, ban đầu thuật ngữ Startup thường được dùng với nghĩa

hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của

điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới - công nghệ thông tin trong những

năm 1990 và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự đổi mới và sáng tạo. Theo

thời gian khái niệm này đã “phẳng hóa” dần và hiện nay thuật ngữ Startup được dùng chung cho

các hoạt động khởi nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

“Khởi nghiệp” – tiếng Anh gọi là start-up, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các doanh nghiệp

đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung.

Từ điển Heritage của Mỹ nói rằng «startup» là “một doanh nghiệp hay công việc kinh doanh

vừa mới đi vào hoạt động”.

Theo CEO Warby Parker cho rằng startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản

phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.

Như vậy các định nghĩa trên đều cho thấy: Khởi nghiệp là việc bắt đầu một công việc kinh

doanh bằng cách tạo ra tính đột phá trong sản phẩm/dịch vụ và tạo ra giá trị cho xã hội. Do đó, khởi

nghiệp là một hành trình chứ không phải điểm đến.

2.1.2 Ý tưởng khởi nghiệp
- Ý tưởng: là một trong những sản phẩm vô hình được tạo ra bởi trí tuệ con người, được hình

thành do sự tinh luyện của trí khôn trừu tượng.

- Ý tưởng khởi nghiệp: Là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh.
- Ý tưởng khời nghiệp tốt: Là ý tưởng kinh doanh có tính khả thi và có thể dẫn tới thành công.

Muốn thành công thì ý tưởng đó phải tạo ra được lợi thể cạnh tranh không những lấp đầy nhu cầu

mới mà còn mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng.

- Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo: Theo Dixon, có ba đặc điểm cho ý tưởng kinh doanh độc đáo:
Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh đó sẽ bị bác bỏ bởi đa số những người được nghe bạn chia sẻ bởi

vì nó nghe có vẻ điên rồ hoặc sản phẩm, dịch vụ đó đã được những doanh nghiệp khác cung cấp

trong một gói sản phẩm dịch vụ lớn của họ.

Thứ hai, ý tưởng kinh doanh đó sẽ không được đánh giá cao vì nó được thực hiện bởi những

nhóm người có cùng đam mê chứ không phải là một doanh nghiệp nào đó.

Thứ ba, ý tưởng kinh doanh độc đáo vô tình bị đánh giá nhầm là một ý tưởng tồi chì vì nó đi

ngược lại với chuẩn mực xã hội.

2.2. Các lý thuyết về tạo động lực
Có nhiều học thuyết về động lực trong lao động cho thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về

tạo động lực. Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chung là: việc tăng cường động

lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tích lao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ

chức. Sau đây là các học thuyết cơ bản về tạo động lực lao động:

2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát được thỏa mãn.

Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc như sau:

Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở và ngủ,...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.