82
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
Vũ Thanh Tùng
1
và Đinh Cao Tín
2
TÓM TẮT
Ở một nền kinh tế thị trường năng động như Việt Nam hiện nay, hoạt động khởi nghiệp (Start-
up) đang rất được chú trọng. Nó có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra các lợi ích cho các cá nhân
hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước.
Vì vậy, xã hội chúng ta cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, nhất
là đối với giới sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả xác định các
yếu tố quan trọng tác động đến khởi nghiệp của sinh viên đại học hiện nay tại TPHCM bao gồm:
nền tảng gia đình, xu hướng chấp nhận mạo hiểm, tư duy làm chủ, thái độ ham muốn kinh doanh,
kinh nghiệm làm việc, giáo dục, quy chuẩn chủ quan và các yếu tố môi trường tác động. Từ đó, bài
viết đề xuất một số giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề
Từ khóa: khởi nghiệp sinh viên, sinh viên đại học TPHCM, nhân tố ảnh hưởng khởi nghiệp
THE FACTORS AFFECTING START-UP INTENTION OF UNIVERSITY
STUDENTS: THE STUDY ON SOME TYPICAL CASES IN HO CHI MINH CITY
ABSTRACT
In a dynamic market economy like Vietnam today, the start-up activities are paid a lot of
attention. They have great significance in making benefits for individuals or groups of start-up,
shareholders of corporates, employees, community and the state. So our society need to create a
good business environment, encouraging the start-up, especially for students which are the future
generation of the country. By studying, the authors identified the most important factors affecting the
start-up of university students today: family background, risk acceptance trend, mastery thought,
entrepreneurial attitudes, working experience, education, subjective norms, and environmental
factors affect the student’s intention to start a business. Therefore, this paper proposes some
effective solutions for the problem
Key words: student start-up, university students in Ho Chi Minh city, factors on start-up
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hynes (1996) cho rằng những nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần
được thực hiện ở tất cả các tầng lớp sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên chuyên
ngành kinh tế. Theo ý kiến của giáo sư Hynes, nếu thực hiện các nghiên cứu đánh giá chung cho cả
sinh viên kinh tế và sinh viên khối ngành kĩ thuật thì có thể sẽ phát hiện được những điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai nhóm đối tượng đó về tiềm năng khởi nghiệp của mỗi nhóm. Như vậy
khi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên cần phải nghiên cứu dựa trên sinh viên đa
1
Thạc sĩ, Giảng viên Đại học Tài chính Marketing
2
Thạc sĩ, Giảng viên Đại học Tài chính Marketing