TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 88

84

Tạp chí

Kinh tế - Kỹ thuật

thấy “thái độ hướng đến khởi nghiệp” và “đánh giá hiệu quả bản thân”1 đều tác động tích cực đến

“dự định khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê cho thấy “chuẩn chủ

quan” tác động tích cực đến “dự định khởi nghiệp” ở cả hai thị trường. Ngoài ra kết quả của các

nghiên cứu khác còn cho thấy ứng dụng kiến thức giáo dục tác động đến ý định khởi nghiệp của

sinh viên : liên quan đến chương trình giáo dục, Astebro & cs (2012) cung cấp bằng chứng ở Mỹ

cho thấy khởi nghiệp không chỉ là chương trình dành riêng cho sinh viên ngành kinh doanh mà nó

còn là chương trình hết sức quan trọng đối với sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và

cả trong lĩnh vực nghệ thuật. Rae & Woodier-Harris (2013) cho rằng muốn doanh nghiệp có một

nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chương trình học

khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công

và định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn. Yếu tố ngoại cảnh, môi trường tác động đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên: “sự ủng hộ của gia đình”, “tấm gương khởi nghiệp”, “văn hóa quốc gia”,

“vốn xã hội”, “yếu tố xã hội” (Chand & Ghorbani, 2011), (Pruett & cs, 2009). Delmar & Davidsson

( 2000) những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp nổi bật là độ tuổi, giới tính, trình độ học

thức, kinh nghiệm làm việc, sự giáo dục và yếu tố cá nhân. Theo Nguyễn Thị Yến (2011), sự sẵn

sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự đam mê kinh doanh là những yếu tố cá nhân tác động đến

ý định start-up của sinh viên trường Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó yếu tố huy

động vốn là yếu tố khó khăn gây cản trở ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trường hợp đối với nữ

học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh

Chi, (2013) cho thấy, đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên. Suy nghĩ chủ quan tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, Robinson (1987)

khẳng định rằng sự tự tin và thỏa mãn bản thân là yếu tố quyết định. Theo Zahariah Mohd Zain, et

al (2010), các yếu tố: tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của

các thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến start-up của sinh viên kinh tế ở

Malaysia. Nghiên cứu của Francisco Liñán (2011) cũng đã kết luận, 5 nhân tố ảnh hưởng chính đến

ý định start-up của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh, thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và

hình thành nhân viên; sự tăng trưởng - chìa khóa cho sự thành; sự ưu tiên cho các công việc có ích

là những nhân tố tác động đến ý định start-up của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.

Đúc kết từ các nghiên cứu trên, nhóm tác giả đưa ra mô hình đề xuất:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả thực hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.