83
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
ngành, đa trường, dựa trên trình độ khác nhau. Mặt khác ý định khởi nghiệp của sinh viên đóng vai
trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để tìm hiểu rõ hơn về ý định khởi
nghiệp của sinh viên đại học, cần giải quyết một số vấn đề : yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên? Sinh viên gặp khó khăn như thế nào khi khởi nghiệp? Đó là các rào cản, các
yếu tố rủi ro nào khiến sinh viên không thành công khi khởi nghiệp? Sự khác nhau giữa sinh viên
lựa chọn đi làm ở công ty với sinh viên chọn con đường khởi nghiệp? Mục đích của bài viết nhằm
phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của giới sinh viên, nghiên cứu điển hình ở một
số trường đại học tiêu biểu tại TP.HCM (Đại học Tài chính Marketing, Đại học Nguyễn Tất Thành,
Đại học Sài Gòn, Đại học Hoa Sen) thuộc các chuyên ngành kinh tế, cơ khí, luật, công nghệ thông
tin. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo Từ điển Oxford (2010), khởi nghiệp là một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc
kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này bao gồm sự chấp nhận
rủi ro về tài chính. Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá
nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế
hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007). Theo
Neil Blumenthal (2015), Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky, thì : Startup là một công ty
hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành
công không được đảm bảo. Như vậy điểm chung của các tác giả trên, khởi nghiệp là bắt đầu kinh
doanh trong những điều kiện không chắc chắn nhằm tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới.
Sobel & King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế,
chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà
chính sách. Các hướng tiếp cận chính đến ý định khởi nghiệp gồm: chương trình giáo dục, môi
trường tác động và bản thân người học (động cơ, tính cách, tư duy, thái độ, giới tính).
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) của Azjen (1987, 1991): Ý định khởi nghiệp kinh doanh
chịu tác động của ba yếu tố: Thứ nhất, thái độ đối với một hành vi, là “mức độ mà một người có
đánh giá thuận lợi hay không có lợi về việc khởi nghiệp kinh doanh”. Đây chính là một sự phản
ánh của các thẩm định cá nhân đối với hành vi và việc thẩm định có thể đi từ thuận lợi đến không
thuận lợi. Thứ hai là yếu tố chuẩn mực chủ quan, trong đó đề cập đến “Áp lực xã hội để thực hiện
hay không thực hiện hành vi”, biến này sẽ là ảnh hưởng không chỉ bởi nền văn hóa kinh doanh, mà
còn là thái độ của các cá nhân, đặc biệt như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Mô hình cho cũng cho
thấy kỳ vọng và áp lực càng lớn thì lực hấp dẫn đối với hành vi đó càng nhiều. Thứ ba, kiểm soát
hành vi liên quan đến mức độ mà các cá nhân cảm thấy có khả năng thực hiện hành vi. Nó được
dựa trên việc cá nhân biết làm thế nào và kinh nghiệm của họ hoặc quan niệm của họ về những trở
ngại có thể xảy ra để thực hiện hành vi. Shane & cs (2003) đề xuất các tính cách như “chấp nhận
rủi ro”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “kiểm soát bản thân”, “chịu đựng sự mơ hồ”, “đam mê”,
“nỗ lực”, “có tầm nhìn” có mối quan hệ với ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình Brandstätter
(2011) cho kết quả “sẵn sàng đổi mới”, “chủ động”, “niềm tin vào năng lực bản thân”, “chịu được
áp lực”, “nhu cầu tự chủ”, “kiểm soát bản thân” có ảnh hưởng tích cực đến việc tạo lập doanh
nghiệp và “kinh doanh thành công”.
Từ kết quả của các nghiên cứu trước, đã cho thấy yếu tố thái độ sinh viên có tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên. Mô hình Wu & Wu (2008) cho thấy “thái độ hướng đến khởi nghiệp”
và “đánh giá kiểm soát liên quan đến hành vi” đều tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”
của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh “chuẩn chủ quan” tác động
tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Kết quả này tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của nhóm
Boissin. Mô hình Boissin & cs (2009) khi kiểm định và so sánh ở hai thị trường Mỹ và Pháp cho