85
Hội thảo Khoa học Quốc tế
...
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, xử lý
số liệu. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính dùng để tổng quan lý thuyết và các nghiên
cứu trước đây về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Bổ sung cho mô hình,
điều chỉnh thang đo các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong phương pháp
này, tác giả sử dụng các tài liệu thứ cấp và thảo luận nhóm với thành phần tham dự là các doanh
nghiệp, các giảng viên đại học và các sinh viên trên địa bàn TP.HCM (thuộc 4 trường đại học: Tài
chính Marketing, Nguyễn Tất Thành, Sài Gòn, Hoa Sen). Nghiên cứu được thực hiện bằng bảng
câu hỏi nhằm xác định các biến cần nghiên cứu, làm cơ sở cho thiết kế câu hỏi đưa vào nghiên cứu
định lượng.
Phương pháp định lượng cho phép ta lượng hóa và đo lường những thông tin thu thập bằng
con số cụ thể. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra
(bảng khảo sát) nhằm kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết, thông qua phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy tuyến tính,
phương sai ANOVA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình phương trình cấu trúc SEM
thông qua phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để đánh giá tác động của các nhân tố đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.
3.2 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tạp chí học thuật, bài báo và sách tài liệu…Dữ liệu
sơ cấp thu thập được từ việc khảo sát trực tiếp từ các sinh viên sắp tốt nghiệp tại các trường đại học
TPHCM. Tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết thông qua bảng câu hỏi. Xử lý và phân tích dữ liệu
bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20.
Các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair 1998). Theo
Bollen (1989) được trích dẫn bởi Nguyễn đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) thì kích thước
mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 ước lượng (tỷ lệ 5:1). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định
cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì kích thước mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến
trong phân tích nhân tố (trích Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên
cứu SPSS, NXB thống kê 2008).
Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991) để phân tích hời quy đạt được kết quả tốt nhất, thì
kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức (dẫn theo Hồ Minh Sánh, 2010).
n ≥ 8k + 50
Trong đó, n là kích cỡ mẫu, k là số biến độc lập của mô hình.
Nên kích thước mẫu tốt nhất cho hồi quy của đề tài là: 50 + 8*5 = 100 mẫu trở lên. Do đó để
đảm bảo tính chính xác cho mô hình nghiên cứu tác giả khảo sát 230 sinh viên. Kết quả cho thấy
trong 230 phiếu có 215 phiếu hợp lệ.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô tả số liệu điều tra
Mẫu khảo sát gồm 215 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ các trường đại học tại TP.HCM.
Khảo sát được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Khảo sát
cho thấy một số kết quả quan trọng về đặc trưng của sinh viên tham gia khảo sát như sau:
Về tuổi tác, độ tuổi trung bình là 21,75 tuổi, trong đó độ tuổi 22 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,4%),
tiếp đến là độ tuổi 21 (20,9%), tiếp đến là 23 tuổi ( chiếm 6,5%) và thấp nhất là 20 tuổi ( chiếm