92
Tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 3: Mô hình phương trình cấu trúc SEM cuối cùng
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thứ nhất, yếu tố suy nghĩ chủ quan. Gia đình, thầy cô, bạn bè là những người thân quan trọng,
có sức ảnh hưởng với sinh viên, tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp thông qua yếu tố suy nghĩ
chủ quan. Gia đình có thể giúp sinh viên hình thành những ý tưởng kinh doanh bằng cách cho con
của họ tham gia các khóa học thực tế, các lớp về kĩ năng nghề nghiệp, hay tham gia các hội thảo
do các chuyên gia kinh tế tổ chức. Từ khi còn là sinh viên, gia đình nên hướng con em họ đi làm
thực tế như đi dạy gia sư, đi làm thêm nhân viên phục vụ trong các siêu thị, cửa hàng. Từ đó để
sinh viên có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế, hình thành các kỹ năng nghề nghiệp, có những ý
tưởng kinh doanh.
Ngoài ra, gia đình, Thầy cô cần thường xuyên trao đổi với các sinh viên truyền đạt cho những
sinh viên những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình làm việc, hình thành cho sinh viên cách suy
nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo, tự chủ kinh doanh. Đồng thời lắng nghe những ý tưởng, nguyện
vọng của sinh viên để phát hiện những ý tưởng hay qua đó góp phần định hướng đúng cho sinh
viên. Những ý tưởng kinh doanh hay cần được gia đình khuyến khích, ủng hộ, hỗ trợ về vốn tạo
điều kiện cho sinh viên lập nghiệp. Gia đình vừa là người đứng sau ủng hộ, vừa là người trực tiếp
hỗ trợ nếu sinh viên gặp khó khăn. Nâng cao nhận thức của sinh viên về tự làm chủ và tinh thần
kinh doanh để lựa chọn nghề nghiệp, cung cấp các kỹ năng và kiến thức cụ thể cho việc để bắt đầu
một công ty và khởi động thành công. Yêu cầu của 1 doanh nhân là một sự kết hợp của tư duy, kiến
thức và kỹ năng.