TẠP CHÍ KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN - Trang 97

93

Hội thảo Khoa học Quốc tế

...

Thứ hai, về yếu tố thái độ sinh viên. Yếu tố chính tác động đến sự thành công, ý định khởi

nghiệp chính là thái độ của sinh viên. Trước tiên muốn khởi nghiệp thì sinh viên phải có khát khao

kinh doanh mạnh mẽ, khát khao là người sang lập thành lập công ty, có ý tưởng sang tạo, đam mê

kinh doanh và đặc biệt là không sợ khó khăn, gian khổ, kiên trì nhẫn nại. Bởi lẽ khi dinh viên khởi

nghiệp sẽ có nhiều khó khăn rủi ro, thử thách hơn là làm nhân viên văn phòng. Vì vậy sinh viên

cần xác định, lường trước được những khó khăn, những rủi ro mà mình sẽ gặp phải trong quá trình

khởi nghiệp.

Những yếu tố quan trọng đòi hỏi một người sinh viên chính là sự kiên trì , nhẫn nại, khả năng

vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Đồng thời sinh viên nên trang bị cho mình những kiến

thức tài chính cơ bản, những biện pháp dự phòng giảm thiểu rủi ro. Quy tắc tài chính lợi nhuận cao

rủi ro cao, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các cá nhân

là không thể tránh khỏi. Sinh viên đa phần là những người trẻ hạn chế về vốn, thiếu kinh nghiệm

nên khi gặp những rủi ro ngoài ý muốn, sinh viên thường khó giải quyết vấn đề và dễ thất bại trong

kinh doanh. Chính vì vậy sinh viên cần tính toán được những thuận lợi, những rủi ro mà mình gặp

phải trong khởi nghiệp, và những biện pháp dự phòng tài chính, có những biện pháp để giảm thất

nhất thiệt hại do những bất trắc có thể xảy ra. Tính được những trường hợp xấu nhất mà mình có

thể gặp phải trong khởi nghiệp, để tránh thụ động khi gặp sự cố. Những thất bại trong kinh doanh

sẽ khiến sinh viên dễ nản chí khó đứng dậy để có thể tiếp tục kinh doanh.

Đồng thời khi còn đi học sinh viên cần nỗ lực trau dồi chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp.

Thông qua kiến thức học được từ các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo kĩ năng

mềm. Thời đại công nghệ thông tin do đó sinh viên cần sử dụng thành thạo các phương tiện truyền

thông, máy tính, có các kỹ năng văn phòng, kỹ năng tìm kiếm thông tin cần thiết để bổ trợ ý tưởng

kinh doanh. Ngoài ra sinh viên cần phải có kĩ năng giao tiếp tốt, tạo được thiện cảm, có vấn tiếng

Anh tốt có thể giao tiếp, tìm kiếm các đối tác trong nước và nước ngoài.

Cuối cùng, đối với một ý định khỏi nghiệp nào sinh viên cũng cần có những chính sách,

phương thức kinh doanh nhất quán. Điều này không những giúp ích cho sinh viên trong quá trình

điều hành, quản lý mà còn giúp sinh viên thuận lợi lấy được niềm tin của khách hàng. Khi khách

hàng tin tưởng việc kinh doanh của sinh viên sẽ thuận lợi.

Thứ ba, về ý thức hành vi. Những người khởi nghiệp, luôn tin tưởng vào khả năng, tin

rằng mọi mục tiêu đều có thể đạt được bằng năng lực của chính mình. Cần khơi gợi sự tự tin của

người khởi nghiệp thông qua các buổi hội thảo. Sinh viên cần làm chủ tự quản lý bản thân, đề ra

những ý tưởng kinh doanh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mở rộng mối quan hệ, học hỏi kinh

nghiệm từ những người bạn, người thân thành lập doanh nghiệp, để được chia sẻ kinh nghiệm từ

những người có nhiều kinh nghiệm thực tế qua đó lường trước những khó khăn, thử thách khi kinh

doanh riêng.

Để thuận lợi trong việc khởi nghiệp, sinh viên cần lên ý tưởng kinh doanh và thiết kế ý tưởng

kinh doanh một cách chi tiết, lường trước những khó khăn có thể gặp phải. Sinh viên cần am hiểu

về thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh thông qua tạp chí chuyên ngành. Đồng thời sinh viên

cần có những ý tưởng kinh doanh mới để khai thác thị trường tiềm năng, những ngành ít đối thủ

cạnh tranh có khả năng đem về lợi nhuận cao cho công việc kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision

Processes, 50, 179-211.

2. Alex, A. (2014). Theory of Planned Behaviour, Contextual Elements, Demographic Factors and

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.