phu nữa. Hiện giờ thì chẳng rõ anh chàng bỏ cả vợ con ở nhà đi theo con đĩ
nào. Cô Oanh buồn quá đâm ốm. Có lẽ vì nhớ tiếc người cũ, vì hối hận nên
cô mới nhắc đến tên người đã phải lòng cô, người mà cô đã không lấy, tức
là nhà tôi, như nhà tôi đã thuật mà bác cũng được nghe.
Có lẽ Phạm Quang hổ thẹn cho rằng vợ nói chuyện không phải lúc nên
chàng giơ tay lên bưng lấy trán, thành thử muốn phản đối vợ như thế thì kín
đáo quá và làm ra bộ thản nhiên thì lại thành ra hớ hênh quá.
Nhưng chị Quang là người rất thông minh tức khắc hiểu ngay ý chồng,
chị vội nghiêm giọng đứng đắn hỏi:
- Thế cậu sang thăm vừa rồi thì có gì là đáng để tâm không?
Anh Quang vùng ngồi lên đăm đăm nhìn tôi để khỏi phải ngượng
ngùng khi đáp vợ:
- Tôi kéo ghế ngồi ở đầu giường thì dì ấy mở chăn ra nhìn tôi. Chao
ôi! Cặp mắt ấy có ngụ bao nhiêu nỗi khuất khúc của một linh hồn đương
đau khổ! Trong những tia sáng quắc một cách kỳ lạ ở đôi mắt của người
đang ốm nặng, tôi thấy như có sự hối hận, sự hy vọng, cái lo lắng phân vân.
Rồi nó (anh ta vừa gọi bệnh nhân là dì ấy, lại vừa gọi là nó) ấp úng hỏi tôi:
"Anh! Anh vẫn yêu em như xưa đấy à? Anh lại không giận em chút nào à?"
- Tôi không biết gật đầu hay lắc đầu, cũng không biết nên đáp ra sao. Lúc
ấy bác Dần đang ẵm thằng Chắt, đứa con chúng nó ở ngoài sân. Tôi bèn
cầm hai tay nó kéo lên ngực tôi một cách âu yếm lắm. Một lúc nó ngơ ngác
nhìn tôi nghi hoặc đoạn rút tay ra quay mặt vào tường. Sau cùng nó lại
khóc, khóc tỉ tê, khóc hậm hực, khóc mãi. Tôi không có can đảm ngồi nữa,
loạng choạng đứng lên về đây. Giời ơi, biết làm thế nào bây giờ?
Chị Quang ngây mặt ra một lúc, có vẻ buồn rầu một cách rất thành
thực, đoạn thở dài và ngậm ngùi nói:
- Rõ tội nghiệp! Dì Oanh nó thật là một người đáng thương.
Thái độ của chị khiến tôi lại càng phải kinh ngạc. Chúng ta thử đặt
mình vào địa vị người đàn bà có người chồng như thế xem cái ghen, cái
giận, cái uất nó sẽ ghê gớm như thế nào! Nếu ta có một người vợ mà lại
đau đớn vì một mối tình cũ như thế liệu cái mặt của chúng ta sẽ tươi bưới