phố, chứ ngày thường, suốt từ sáng đến tối, lúc bác sĩ ở buồng người ốm, lúc
bác sĩ vặn xe hơi đi thăm bệnh người ta mời, lúc bác sĩ ở trong phòng thí
nghiệm, loay hoay với mấy con vi trùng.
Bác sĩ chỉ lấy nghề làm vui. Ai vào thăm bệnh viện của bác sĩ cũng phải
khen là bác sĩ tận tâm với khách, mà có lẽ mở bệnh viện bác sĩ có cái mục
đích cứu người hơn là kiếm lợi. Vì vậy bao giờ bác sĩ cũng có đông người
đến nhờ ơn.
Nhưng có một điều ai cũng phải lấy làm quái lạ, là đối với người ốm, bác
sĩ sốt sắng vui vẻ bao nhiêu, thì khi một mình, bác sĩ lại có bộ mặt lãnh đạm
buồn rầu bấy nhiêu. Lúc nào trông bác sĩ cũng ra vẻ nghĩ ngợi lo lắng. Bác sĩ
có lẽ là một người đã bị nhiều vết thương trong tâm hồn, nhưng là người bị
thương có nhân, cổ lượng.
Khi ấy bác sĩ vẫn chòng chọc ngắm thằng bé ban nãy: mũ và quần áo nó
ướt như chuột lột. Nó như có ý tìm nhà, đến cửa nào cũng ngẩng lên cái biển
để số.
Thấy thằng bé con vẩn vơ, ngơ ngác, bác sĩ chạnh nghĩ đến lúc này các
gia đình người ta sum họp, nào lễ tổ tiên, nào mừng tuổi cha mẹ, nào chức
nhau giầu sang, dắt vợ dắt chồng, nào ăn uống vui vẻ, cờ bạc cười nói, thì
động lòng:
“Thằng bé kia là cái hình ảnh của ta hơn hai mươi năm về trước”.
Rồi khi thằng bé con đến trước bệnh viện, bác sĩ không thấy nó đi sang
nhà bên cạnh nữa. Bác sĩ đang tìm nó, bỗng người nhà đẩy cửa vào nói:
- Bẩm ông, có một cận bé con nói rằng mời ông xuống để thưa với ông
một câu chuyện cần.
Bác sĩ quay lại, hất hàm. Người nhà thưa: