chén thuốc độc bắt bà phải chết. Huệ Tông ngăn lại không cho, rồi đêm ấy
cùng với bà lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh.
Tháng 6 năm 1216, Trần Thị Dung hạ sinh công chúa Thuận Thiên (tên
huý là Ngọc Oanh).
Họ Trần nắm quyền trong triều, Trần Thị Dung được vua phong làm
hoàng hậu.
Vua bị trúng phong, từ đó trở nên đau yếu, tương truyền nhiều lúc phát
điên, tự gọi mình là Thiên tướng giáng trần. Chính sự trong triều đều nằm
trong tay Trần Tự Khánh.
Năm 1218, Trần Thị Dung hạ sinh công chúa Chiêu Thánh (huý là Phật
Kim). Trần Cảnh cũng ra đời vào năm này, nhưng trước công chúa đôi ba
tháng.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại rơi vào tay em họ Tự
Khánh là Trần Thủ Độ. Người anh khác của Trần Tự Khánh và Trần Thị
Dung là Trần Thừa được phong là Phụ quốc Thái uý. Công chúa Thuận
Thiên được vua ban hôn với Trần Liễu- con trai lớn của Trần Thừa.
Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn. Vua đem chia cả nước làm 24 lộ,
chia cho các công chúa, phong Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Tháng 10 năm đó, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua chính thức nhường
ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (hiệu là Lý Chiêu Hoàng).
Vua lên làm thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bút Tháp, lấy pháp danh là
Huệ Quang đại sư.
Trần Cảnh- con nhỏ của Trần Thừa được Trần Thủ Độ sắp xếp đưa vào
cung làm Chánh thủ hầu hạ nữ chúa Lý Chiêu Hoàng. Ít lâu sau, Trần Thủ
Độ tung tin Lý Chiêu Hoàng yêu thích Trần Cảnh, dựng nên cuộc hôn nhân