TAY NẮM, TAY BUÔNG VÀ MỘNG VÀNG SON - Trang 24

những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt
hậu họa. Về sự kiện này, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư có chú thích "việc này
chưa chắc đã có thực".

Cũng năm này, Lý Phật Kim sinh hạ thái tử Trần Trịnh lúc 14 tuổi. Thái

tử vừa sinh ra thể chất đã yếu ớt, chẳng bao lâu thì mất.

Năm 1236, từ sau cái chết của thái tử Trần Vịnh, Lý Phật Kim và Trần

Cảnh không sinh được đứa con nào nữa. Trần Thủ Độ sợ họ Trần đi vào vết
xe cũ của họ Lý năm xưa, ép Trần Cảnh lấy chị dâu là công chúa Thuận
Thiên đang có thai 3 tháng- vợ Trần Liễu, cũng chính là chị ruột của Phật
Kim, để có người nối dõi.

Việc đó khiến Trần Liễu thù hận cất quân nổi loạn. Trần Cảnh bỏ kinh

đô lên núi Yên Tử muốn đi tu.

Trần Thủ Độ phải đích thân lên núi mời Trần Cảnh về cung, mời không

được thì đòi xây cung điện cho vua ngay tại núi Yên Tử. Sư Phù Vân sợ
quân binh kinh động chốn Phật môn, hết lời khuyên can Trần Cảnh. Cuối
cùng, Trần Cảnh đồng ý quay lại kinh đô.

Hai tuần sau, Trần Liễu thế cô, không đối địch được, mới đi thuyền độc

mộc giả làm người đánh cá hẹn đến chỗ Trần Cảnh xin hàng. Trần Thủ Độ
định chém Trần Liễu, nhưng Trần Cảnh đã lấy thân mình che đỡ cho Liễu
nên Trần Thủ Độ không làm gì được. Trần Cảnh sau đó lấy đất Yên Phụ,
Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làm ấp thang mộc.
Vì tên đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (An Sinh
Vương). Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn ấm ức trong lòng, về sau trước lúc lâm
chung đã dặn con là Trần Quốc Tuấn (say này là Hưng Đạo Vương) cướp
lại ngai vàng.

Công chúa Thuận Thiên trở thành hoàng hậu. Lý Phật Kim bị phế, giáng

xuống làm công chúa Chiêu Thánh. Không chịu được cảnh ngột ngạt tù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.