Mẫu, và do đó nơi thờ Bà được chư sơn và bá tánh gọi là linh sơn Tiên
thạch động.
Du khách đến tận chân núi một cách dễ dàng bằng các loại xe rồi
thung dung thả bộ theo triền núi chênh vênh từ chân lên đỉnh núi.
Từ cầu đá lên tại điện là 1.100 mét. Từ Điện Bà lên tới đỉnh 2.800 mét
. Dọc theo đường đi, rải rác có 4 ngôi nhà mát xinh xinh làm nơi nghỉ chân
cho du khách.
Có trùng tu ngôi Điện Bà vào những năm trước 1956 sau đó vì chiến
tranh xảy ra liên miên nên không sửa sang gì nữa.
Từ chân núi Điện Bà lên dọc theo tay trái, có cái am gọi là Kim Cang
Am. Lên một đỗi nữa, chừng 50 mét, có cái tháp của vị thủ tạ Giác Hạnh,
và mộ bia ghi công đức của ông Huỳnh Tẩy, một Hoa kiều ở Long An đứng
ra chịu mọi tổn phí về việc lót đường từ chân núi lên đến trên Điện Bà.
Thật là một công quả vĩ đại đáng tán dương. Bởi thế, khi ông Huỳnh Tẩy
mất, được hòa thượng Tâm Hòa dựng bia kỷ niệm.
Đi một đỗi nữa, tới am ông Quản Tư. Hiện giờ phần đất này bị lở lấp
hết cả và ngôi chùa cũng sụp đổ. Lần lên dốc thượng, phải qua một cây cầu
gỗ, cầu này là do công đức của ông chủ nhà sách Lê Phan và ông bà Hà
Tôn Vũ, thương gia ở Bãi Xào đều đồng chung sức xây, giúp thập phương
bá tánh đỡ chân.
Vượt qua dốc thượng lên tới Miễu Cậu, một ngôi nhà mát đã sẵn sàng
chờ đón du khách dừng chân ngơi nghỉ.
Nếu du khách trở xuống tay mặt, gặp ngay một cái hang Mũi Tàu.
Xem xong, quay gót trở lên, thẳng đến tháp và chùa. Du khách hành hương,
bổn đạo nghỉ nơi chùa.
Cơm xong, lại tiếp tục du lãm phong quang cảnh vật chung quanh.
Muốn viếng chùa Hang, phải đi qua tảng đá nứt hai. Rồi xuống xem suối
nước lạ thường, quanh năm cát vàng lóng lánh, người ta gọi là vàng non và
mệnh danh cho suối ấy là suối vàng huyền bí.