Xuyên qua nguồn gốc các đạo giáo có mặt ở Việt Nam, trước hết là :
Thích, Nho, Đạo là ba tôn giáo lớn và lâu đời nhất ở Á Đông, từ xưa du
nhập vào nước ta đến ngày nay. Kế đến Thiên Chúa giáo có mặt trên quê
hương này từ thế kỷ thứ 17. Đến thời Nguyễn Ánh, đạo Thiên Chúa bắt đầu
phát triển mạnh.
Dưới triều Minh Mạng, đạo Thiên Chúa bị cấm đoán, nhà vua ra lệnh
bắt đạo, giết đạo, gây nhiều nỗi khó khăn cho các giáo sĩ.
Sau ngày Pháp chiếm trọn xứ Nam kỳ, đặt guồng máy cai trị xứ ta,
Thiên Chúa giáo được tự do truyền bá sâu rộng trong dân chúng, miền
Đông vùng Tây Ninh. Đầu tiên Xóm Đạo Tha La thuộc Trảng Bàng được
thành lập với một họ đạo đôi ba chục người, thời gian lâu mới cất được nhà
thờ rồi truyền bá lên tỉnh lỵ Tây Ninh. Kế tiếp là đạo Cao Đài, đạo này khai
nguyên tại một ngôi chùa Từ Lâm Tự (ở Gò Kén) từ năm 1926, rồi dời đi
mua đất phá rừng cách chợ Tây Ninh 4 cây số, đó là nơi trung tâm xây
dựng tòa thánh Cao Đài, bành trướng mối đạo từ đó.
Tìm hiểu qua các đạo giáo có mặt ở Tây Ninh, chúng tôi đi sâu vào
từng địa phương, ghi lại lịch sử dấu vết người xưa, hiến quý độc giả biết
qua các nơi danh lam cổ kính ấy và các cơ sở Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
Cao Đài giáo mà chúng tôi đã nói lên một cách trung thực với tinh thần vô
tư.
NÚI BÀ ĐEN HAY NÚI ĐIỆN BÀ QUA CÁC VỊ TỔ KHAI SƠN
Trên đường sưu khảo, chúng tôi vừa đến địa giới tỉnh Tây Ninh, nếu
phóng tầm mắt ra xa du khách thấy xuất hiện giữa vòm trời một ngọn cao
vòi vọi 884 mét, mây lam che phủ rất ngoạn mục, đó là núi Bà Đen, một
ngọn núi cao nhất miền Nam, cách thị xã Tây Ninh 11km.
Núi Bà Đen cũng gọi là núi Điện Bà, vì trên núi có điện thờ Bà Đen là
vị Thánh Mẫu linh thiêng hiển hách, được phong tặng là Linh Sơn Thánh