TÂY NINH XƯA - Trang 141

Quan Huế viên tịch, vị trụ trì nối tiếp thứ nhì là hòa thượng Phước

Khánh Minh Lộc, sanh năm Mậu Ngọ, 1858, tịch năm Bính Ngọ, 1906,
hưởng dương 49 tuổi.

Vị trù trì thứ ba nối truyền đạo pháp, hoằng dương giáo lý nhà Phật là

hòa thượng An Cửu, sinh năm Đinh Sửu 1877, tịch năm Đinh Hợi 1947,
thọ 71 tuổi.

Vị kế tiếp hòa thượng An Cửu chính là hòa thượng Thiện Lạc. Năm

1947, chùa bị quân Cao Đài đến chiếm đóng, mãi đến năm 1955 mới trả lại.
Từ đó đến nay vị trụ trì Thiện Lạc trì chí gìn giữ ngôi Tam Bảo Cẩm Phong
càng ngày càng thêm khởi sắc, vẹn chữ tu hành.

Hòa thượng Thiện Lạc còn cho chúng tôi biết, ngôi chùa này ngày xưa

có hạt lúa lạ thường, hình dạng bằng trái dừa khô. Rất tiếc lâu năm bị hư
mục rã mất dấu tích của người xưa.

Theo sự quan sát của chúng tôi, ngôi cổ tự tuy nhỏ nhưng rất ấm cúng.

Trên chánh điện có một tiểu hồng chung ghi năm Ất Tị 1905, do phật tử
Trần Văn Tài và bà Võ Thị Y phụng cúng. Bên trên chánh điện lại có một
tấm bảng xưa ghi năm Mậu Tuất 1898. Đó là vật xưa còn lưu lại.

Khảo sát quanh chùa, chúng tôi ngùi ngùi chiêm ngưỡng 3 ngọn tháp

của các vị Tổ hiên ngang đứng vững bên hông chùa dầu dãi trơ gan cùng
tuế nguyệt. Ấy là những di tích còn tồn tại với thời gian, gợi lại cho chúng
tôi niềm cảm nhớ người xưa dầu đã khuất, mà công đức còn truyền.

Tính ra ngôi chùa Cẩm Phong, từ khi vị quan triều ở Huế khai sáng,

truyền nối đến nay đã trên một thế kỷ. Ấy là một trong những ngôi chùa
xưa nổi tiếng của đất Tây Ninh mà mọi người đều biết.

HIỆP LONG CỔ TỰ THUỘC PHÁI LỤC HÒA TĂNG

Chúng tôi theo dõi dấu chân của phái Lục Hòa Tăng tìm các ngôi chùa

cổ của các giáo phái này.

Đây là ngôi Hiệp Long cổ tự đã thành lập trên một thế kỷ nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.