Tờ khai đạo đến ngày mùng 1 tháng 9 năm Bính Dần (17.10.1926),
mới gởi lên cho nguyên soái Nam kỳ là ông Lefol. Trong tờ ấy có 28 vị
đứng tên thay mặt cho cả chư đạo hữu có tên trong tịch đạo, nguyên văn là
bằng chữ Pháp.
Gởi tờ khai đạo xong rồi, họ mới chia làm nhiều đoàn đi phổ độ khắp
miền Lục Tỉnh, vì thế số người nhập môn cầu đạo không mấy lúc đã lên
mấy trăm ngàn người. Ngày mùng 10 tháng 10 năm Bính Dần là ngày tạm
ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt làm lễ khánh thành Thánh Thất nhằm
ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần tại chùa Gò Kén, tức là Từ Lâm Tự,
trước kia là ngôi chùa Phật. (Đến nay đạo Cao Đài vẫn lấy ngày này làm
ngày kỷ niệm ngày lễ khai đạo).
Sau ngày làm lễ khánh thành, hội thánh đầu tiên được thành hình để tổ
chức công việc các cơ cấu hành chánh đạo. Hội thánh mua một sở rừng 146
mẫu với giá 25.000đ tọa lạc tại làng Long Thành (Tây Ninh), tiền mua đất
do đạo hữu chung đậu, đoạn khai phá được chừng 10 mẫu rồi mới cất đền
thánh tạm nơi đó, kể từ tháng 2 năm Đinh Mão 1927. Vào năm 1928 ông
Cao Quỳnh Cư được hội thánh công cử dẫn công quả phá rừng đào móng
cất đền thánh tổ đình.
Những chức sắc thiên phong trước và sau ngày khai đạo như sau :
b) Hiệp thiên đài
- Hộ pháp, chưởng quản Hiệp thiên đài, ngài Phạm Công Tắc.
- Thượng phẩm, lo về phần đạo, ngài Cao Quỳnh Cư.
- Thượng sanh, lo về phần đời, ngài Cao Hoài Sang.
c) Thập nhị thời quân
a) Chi nhánh :
- Bảo pháp, ngài Nguyễn Trung Hậu
- Hiến pháp, ngài Trương Hữu Đức