Kế tiếp, nối gót các cụ kể trên có Quốc Biểu Nguyễn Văn Hiến thành
lập văn đàn Quốc Biểu trong năm 1923, gồm các ông : Thanh Vân, Nguyễn
Toại Chí, Thanh Phong, Nguyễn Văn Trí, lâm tuyền Võ Trung Nghĩa, tân
sắc Võ Văn Tấn, Sầm Sơn, Sầm Văn Đá, hải đảo Nguyễn Văn Vàng, Du
Tử, Mai Huê, cổ lệ Lê Văn Thành, Nhà Quê, Dương Văn Kim, Nhất Thiện,
Huỳnh Long Huỳnh Văn Cầu, tất cả chừng 15 người. Nhóm Quốc Biểu
thường họp nhau mỗi chúa nhật tại một văn đàn cất nơi cù lao Gò Chẹt,
trên ngọn rạch Tây Ninh cách tòa hành chánh 2 cây số đường sông.
Điển hình như sự phong nhã của nhóm danh sĩ tiền bối đất Tây Ninh,
là cuộc tao phùng xướng họa giữa nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và các cụ Võ
Sâm, Tô Ngọc Đường :
Âm lịch năm Tân Sửu (1901) tháng giêng, nhân dịp bạch mai trổ hoa,
làng thơ Tây Ninh tổ chức cuộc hành hương lên núi Điện Bà, có rước
Nguyệt Anh nữ sĩ tham dự, luôn tiện thưởng hoa bạch mai, thừa hứng ngâm
đề, nêu câu giai tác.
Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh góp mặt trong cuộc nguyên tiêu thắng
thưởng, do các thi hữu Tây Ninh có nhã ý mời, lai láng cảm, hứng bút đề
thơ vịnh hoa bạch mai trên núi Điện Bà :
Non linh đất phước trổ hoa thần
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân
Mây lành gió tạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng bặt khói trần
Sắc nước hương trời nên cảm mến
Non linh đất nước trổ hoa thần
Triền miên ý, Nguyệ Anh nữ sĩ lại về vịnh thêm hai bài thơ chữ Hán,
gọi là chút tạ lòng các danh sĩ Tây Ninh :
LINH SƠN NHẤT THỤ MAI
Quỳnh tư ngọc cốt bản thiên chân