TÂY NINH XƯA - Trang 198

Nguyễn Huệ, thường đưa bạn bè đến đây ăn tiệc, chủ nhân nhà hàng là
người Tàu, nhưng lại đặc biệt bán đủ thức ăn Tây.

f) Khu chợ cá nằm trước mặt chợ bờ rạch Tây Ninh

Sở dĩ nhà hàng này được đông khách là nhờ con đường từ Sài Gòn lên

Đế Thiên Đế Thích đậu xe ở đây ăn uống.

Phía bên trái và nối dài tiếp theo nhà hàng Hứa Duy Tân, thuở trước

phố xá chật hẹp, phần nhiều là vách ván, ẩm thấp, trên lợp ngói âm dương.

Ngày nay các dãy phố đã bao lần được kiến thiết lại, nhưng vì đất đai

quá hẹp, và đường sá chiếm hết phần đất làm vỉa hè, thế nên nhiều lần cố
gắng tái thiết mà vẫn không được rộng rãi.

Vì là một thị trấn chánh thức của tỉnh, nên quang cảnh lúc nào cũng

tấp nập, náo nhiệt, sinh hoạt mua bán rất phồn thịnh. Dân số thành phố
ngày một thêm đông.

Trên đường, đủ các loại xe hơi, xe gắn máy đầy dẫy.

g) Các hí viện

Xưa kia, tỉnh Tây Ninh chỉ vỏn vẹn có một rạp hát cải lương tọa lạc tại

cuối đường Huỳnh Văn Lại, một khoảng đất rộng nằm ở phía sau Công sở
xã Thái Bình (tức là Công sở xã Thái Hiệp Thạnh bây giờ). Thời tiền chiến
từ năm 1928 đến năm 1932, vùng này rất phồn thịnh, nơi tụ họp đủ các
thành phần trai tứ chiến, gái giang hồ. Thời bấy giờ, đường sá chưa có điện
nhưng mỗi góc đường đều có một trụ đèn đốt bằng « khí đá », hễ mỗi chiều
đều có nhân viên Sở Trường Tiền (Công Chánh) chia nhau đi đốt đèn. Rạp
hát cũng dùng đèn khí đá, hoặc đèn măng xông.

Rạp hát cũ ở đường Huỳnh Văn Lại, lâu năm hư nát, chủ nhân dỡ bỏ

luôn, vì không đủ sức xây cất lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.