Ba năm sau, mới có rạp hát Kassy do người Ấn làm chủ, xây cất tại
khoảng đất ở góc đường quốc lộ 22 (đường đi Vịnh) và đường Trần Hưng
Đạo. Rồi chẳng bao lâu, người Ấn ấy sang rạp lại cho một người Hoa Kiều,
đổi tên lại là « Lạc Thành ». Chủ mới là ông Tân Nguyên Thành, có hãng
xe đò chạy đường Sài Gòn Tây Ninh.
h) Tại mé rạch Tây Ninh
Cách chợ cá chừng 200 thước, gần nhà máy xay lúa Năm Dõng
,
ngay góc đường Nguyễn Văn Buôn, Huỳnh văn Lại, ông Nguyễn Văn
Dõng, tục gọi Năm Dõng, cũng xây cất một rạp hát trệt, hợp tôle, lấy tên là
Thanh Sơn, từ năm 1942. Hiện nay rạp này chiếu phim thường trực, thỉnh
thoảng cũng có các đoàn cải lương ở thủ đô về trình diễn.
Tại Trảng Dài, đường đi tòa thánh Cao Đài, một cựu giáo viên, ông
Nguyễn Văn Hảo xây cất một rạp hát mang tên ông. Rạp cất trong vòng rào
trại cưa cũng của ông, địa thế vắng vẻ, xa châu thành, nên chỉ dùng cho các
gánh nhỏ trình diễn.
i) Cầu Quan
Muốn vào chợ Tây Ninh, phải qua một cầu đúc béton 3 nhịp. Cầu này
ngay dưới dốc tòa hành chánh đường Phan Thanh Giản, phía bên kia chợ là
đường Gia Long cũ. Cầu được cơ quan AKROF xây cất năm 1924 với kinh
phí là 8.000 đồng do quỹ công nho xã Thái Bình thời bấy giờ đài thọ.
Đúc bằng béton nên cầu rất vững chắc, bề rộng bốn thước, hai bên có
lối đi dành cho người đi bộ, mỗi bên rộng 8 tấc, có lan can.
Trong thời kỳ hậu chiến 1954 đến nay, cầu đã nhiều lần hư hỏng, được
Ty Công Chánh tu bổ lại, nhưng vẫn còn để y kiểu mẫu cũ chớ không thay
đổi.
Cầu này được dân chúng ở đây kêu là cầu Quan. Cầu quan bắc ngang
rạch Tây Ninh qua khu phố chợ.